Giáo dục con theo phương pháp Montessori hiện nay đang được nhiều ông bố bà mẹ Việt lựa chọn. Vì những năm tháng đầu đời (từ 0 đến 6 tuổi) là khoảng thời gian hình thành và phát triển nền tảng vững chắc nhất về trí tuệ và thể chất của trẻ. Chính vì vậy, giáo dục con theo phương pháp Montessori ngay từ khi còn bé cũng được rất nhiều ba mẹ quan tâm.
Khi hiểu về triết lý giáo dục Montessori. Ba mẹ hoàn toàn có thể giáo dục trẻ dựa theo các nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của phương pháp Montessori.
Giáo dục con theo phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới. Học tập thông qua các giáo cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, được sáng lập bởi nhà giáo, bác sĩ người Ý Maria Montessori, hiện nay khắp nơi trên thế giới đã áp dụng rộng rãi Montessori vào chương trình giảng dạy.
Phương pháp này đặc biệt xây dựng nền tảng cơ bản cho một đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người.
Những nguyên tắc của việc giáo dục con theo phương pháp Montessori
1. Tôn trọng con
Tôn trọng con chính là cách để ba mẹ dạy con mình hiểu thế nào là tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ hình thành những kỹ năng ứng xử và giao tiếp chuẩn mực. Trong suốt những năm tháng đầu đời.
Sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con được thể hiện đơn giản qua việc đặt bản thân bạn vào vị trí của con và hỏi tại sao con lại làm những điều như vậy.
Hãy dành cho trẻ những cái ôm thật chặt, hãy tôn trọng trẻ mọi lúc, mọi nơi.
2. Để trẻ được tự do di chuyển
Nhiều gia đình thường lo lắng và hạn chế những hoạt động của trẻ em. Nhưng với phương pháp Montessori thì ngược lại, trẻ được tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích của mình. Việc tự do di chuyển theo ý mình sẽ khiến trẻ khám phá môi trường sống và trải nghiệm những kỹ năng vận động mới tốt hơn.
Thay vào đó, bố mẹ sẽ chỉ đứng sau bảo vệ con cái khỏi những nguy cơ từ xa, cho bé một môi trường sống sạch, đảm bảo và an toàn về cả yếu tố không gian lẫn con người xung quanh, để trẻ có thể tự do phát triển bản thân mình.
3. Trao cho trẻ quyền tự do lựa chọn
Đưa cho trẻ các lựa chọn là cách để ba mẹ thể hiện sự tôn trọng của mình với con. Điều này có lợi nhất khi chơi cùng trẻ từ 1-3 tuổi. Ví dụ, trẻ có thể chọn ăn tối lúc này hoặc ăn tối sau với người khác, có thể mặc áo này với một trong hai màu…
Việc cho trẻ tự do lựa chọn sẽ giúp trẻ hiểu được bạn tôn trọng đặc điểm cá nhận của trẻ cũng như luôn tạo cơ hội để trẻ phát triển.
4. Cách học tập
Trẻ sẽ trực tiếp học tập bằng cách tương tác với đồ dùng học tập và với các bạn của mình. Các đồ dùng học tập cho bé được thiết kế chuyên biệt. Như đồ dùng để hỗ trợ quá trình phát triển về thể chất, tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và sự sáng tạo; đồ dùng học tập để phát triển giác quan, sự nhạy cảm, đồ dùng học tập về toán học giúp trẻ phát triển về tư duy logic, làm quen với các khái niệm về toán học; đồ dùng học tập cho các môn khoa học như lịch sử, địa lý để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa thế giới, thích nghi và hòa nhập với cộng đồng.
5. Giáo dục cho trẻ cách tự lập
Nếu muốn dạy trẻ tự lập. Hãy bắt đầu với việc tạo cơ hội cho trẻ làm những việc mà chúng có thể làm. Bởi chỉ khi tự làm, trẻ mới có thể tự khám phá, tự trải nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. Hãy để trẻ tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tự dọn đồ chơi,… bằng chính năng lực của mình, để có thể ghi nhớ lâu hơn. Nhưng dù vậy, đừng quên hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
6. Giao tiếp
Hãy luôn nói với trẻ bằng một giọng nói rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và cụ thể. Điều này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Hãy dạy cho trẻ biết cách lắng nghe người khác, không cắt lời, chen ngang khi mọi người đang nói. Hãy tôn trọng trẻ khi nói chuyện với chúng. Hãy thường xuyên nói với trẻ về những việc xung quanh, đã và đang xảy ra để trẻ có thể phát triển vốn từ.
7. Hãy làm những điều bạn thấy đúng nhất cho con
Hãy tin vào chính bản thân mình rằng bạn đang làm điều đúng nhất cho con mình, nếu bạn cảm thấy như vậy. Đừng vì những áp lực dư luận hay những lời nhận xét từ mọi người xung quanh mà áp đặt những điều tiêu cực vào phương pháp dạy con của chính bạn.
8. Hãy kiên nhẫn
Không nên la mắng, trách cứ, thậm chí đánh đập là điều mà rất nhiều bậc cha mẹ hành xử khi trẻ vô tình mắc lỗi. Thay vào đó ba mẹ có thể lắng nghe những chia sẻ về cảm xúc của con trước. Sau đó cùng con tìm ra hướng giải quyết tích cực nhất. Điều này sẽ khiến cho sợi dây kết nối giữa ba mẹ và con thêm bền chặt.
9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con
“Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi” . Đó chính là một trong những câu nói nổi tiếng của tiến sỹ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Chiêm nghiệm câu nói của Maria Montessori. Ba mẹ dễ dàng nhận thấy rằng bất cứ mối quan hệ. Đều được vun đắp bằng tình yêu thương sẽ giúp con trẻ trở thành những công dân hạnh phúc.
Dạy con phải là một hành trình lâu dài nhưng hạnh phúc. Mà bậc làm cha mẹ nào rồi cũng sẽ phải trải qua. Vậy nên, không thể xong xuôi trong một sớm một chiều. Hãy thực sự kiên nhẫn để trẻ không cảm thấy nguồn áp lực vô hình. Để trẻ có thể lớn khôn theo cách toàn diện nhất.
Bài viết tham khảo thêm: