fbpx

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non phát triển nhanh nhất vào 6 năm đầu đời của trẻ. Cha mẹ nên biết và hiểu rõ tùng giai đoạn phát triển của con trong giai đoạn này. Bởi vì ngôn ngữ rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển của trẻ. Thông qua ngôn ngữ trẻ có thể bộc lộ và thể hiện cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó ngôn ngữ cũng góp phần đào tạo các bé trở thành con người hoàn thiện.

Và những thông tin sau đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của con. Nhằm giúp sự phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách tự nhiên, phù hợp và hiệu quả nhất.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau khi các con còn nhỏ. Dưới đây là các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mà các ba mẹ nên biết.

sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Giai đoạn dưới 1 tuổi:

  • Giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể quay mặt về phía người nói; bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc. Đồng thời bắt đầu biết lắng nghe tiếng động ở xuang quanh và cũng biết bắt đầu biết giật mình với những tiếng động bất nhờ. Trẻ đã có thể bắt đầu tập phát âm và cười ra tiếng khi tiếp xúc với cha mẹ và người thân.

Cuối giai đoạn này, trẻ có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và người khác. Đặc biệt, có những bé phát triển sớm, hỏi ba đâu, mẹ đâu là bé  có thể quay người để đi tìm và có thể tìm đúng.

  • Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi

Sang tháng thứ tư, bé có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau. Bắt đầu biết tập trung chú ý, quan sát khẩu hình miệng của người lớn khi nói chuyện với trẻ. Ở tháng thứ năm, trẻ đã phát ra được một số âm khi tiếp xúc với người hoặc vật gì đó hoặc trong lúc chơi một mình. Cuối giai đoạn này, trẻ đã biết hướng mặt về phía người gọi tên mình.

  • Giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi

Giai đoạn này, Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được phát huy mạnh mẽ hơn. Khả năng nghe và phát âm cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Bắt đầu biết nới bập bẹ như gọi pa pa, ma ma, da da,… đồng thời sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cải thiện hơn trước rõ rệt. Số từ trẻ nói được ngày một nhiều hơn;  trẻ cũng nhận biết và có phản ứng phù hợp và rõ ràng với những lời nói tích cực (âu yếm, cưng nựng, cười đùa); những lời nói tiêu cực (tiếng quát mắng, cáu giận); hay lời nói “không” của cha mẹ.

Bé biết dùng cử chỉ, ngôn ngữ để diễn đạt: Lắc đầu để nói “không”, gật đầu,… đồng thời có thể chơi nhiều trò đơn giản như vỗ tay, ú òa… Hơn thế nữa bé cũng biết phát âm trả lời khi nghe người khác gọi tên mình.

  • Giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi

Bé có thể nói được nhiều âm tiết hơn, chú ý và tập trung nhìn khi người lớn nói chuyện lâu hơn. Biết gọi tên và nhớ được một số hình ảnh, đồ vật đơn giản.

Cuối giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu dùng được những âm như: p, b, d, m. Và cũng biết làm theo một vài mệnh lệnh đơn giản “đặt nó xuống”…

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi: 

  • Giai đoạn 13 – 18 tháng

Bắt đầu từ đây, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới; giai đoạn mà trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Đến 18 tháng, trẻ đã có thể gọi tên mỗi sự vật, hiện tượng, và hiểu được mỗi thứ đều có tên gọi riêng của mình. Đây chính là giai đoạn giúp trẻ có thể bước vào giai đoạn bùng phát ngôn ngữ ở thời kì tiếp theo.

Trẻ đã có thể nghe hiểu và đáp ứng các hành vi và mệnh lệnh thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, trẻ sẽ trả lời khi được hỏi những câu hỏi như ở đâu, cái gì,… Chúng cũng bắt đầu hát vu vơ và thích thú với các giai điệu. Dùng được nhiều phụ âm trước: p, b, d, m, n, h

  • Giai đoạn 19 – 24 tháng

Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Nói được câu dài và có nghĩ hơn; biết lắng nghe những câu chuyện ngắn; tập trung quan sát cuộc nói chuyện của người lớn. Đồng thời có thể dễ dàng lặp lại những từ nghe lỏm được, và biết nghe theo các chỉ dẫn. Cuối giai đoạn, trẻ có thể tự đặt những câu hỏi đơn giản như cái gì? đi đâu?…

Bắt đầu muốn kể chuyện nhằm truyền tải thông điệp mà bản thân muốn; thường sử dụng tên riêng khi nói chuyện với người lớn. Nói thêm được những âm mới và khó hơn

  • Giai đoạn 25 – 36 tháng

Đây là thời kỳ sự phát triển ngôn ngũ của trẻ bùng phát rõ nhất, trên cả phương diện từ vựng lẫn phương diện tổ chức ngôn ngữ. Tính cách của trẻ ở giai đoạn này cũng được biểu hiện rõ ràng hơn. Ở giai đoạn này, trẻ học từ mới rất nhanh. Khả năng sử dụng từ cũng được cải thiện rất nhiều, có thể làm cho người lớn bất ngờ.

Trẻ thường nói chuyện một mình, nói chuyện với đồ chơi, cũng như quan sát và bắt chước lời nói và hành động của người lớn. Đến 3 tuổi, câu nói của trẻ dài hơn và ngay ngắn hơn. Thường xuyên dùng ngôn ngữ để thể hiện điều mình muốn. Trẻ có thể hiểu, nhớ và làm theo một số mệnh lệnh đơn giản liên tiếp.

Giai đoạn 4 đến 6 tuổi

Đây là giai đoạn mà sự phát triển ngôn ngữ của trẻ vượt bậc nhất. Giai đoạn này, trẻ có thể tự khắc phục những lỗi cơ bản như: phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ… Nói được các câu có nhiều từ ghép lại với nhau.

Đến 5 tuổi, trẻ có thể đã có được một vốn từ nhất định để có thể giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ bắt đầu nói rõ ràng, tuy có những bé ngọng nhưng người lớn vẫn có thể hiểu được hơn 50% những điều trẻ nói.

Khi đến 6 tuổi, thì sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ gần như được hoàn thiện rất nhiều. Trẻ bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi hơn và muốn được nghe người lớn trả lời và giải thích. Chủ động yêu cầu những thứ mình muốn bằng ngôn ngữ của bản thân. Đồng thời có thể bắt bẻ lại người lớn nếu như người lớn làm việc gì đó không đúng.

Tham khảo thêm: Các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ “tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *