Kỷ luật Tích cực là chuẩn mực vàng khi chúng khi làm việc với những đứa trẻ. Đây chính là điều giúp nuôi dưỡng và dạy con hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng. Nhưng bạn thực sự đã áp dụng kỹ luật với con đúng cách? Vậy làm cách nào để kỹ luật trẻ một cách tích cực nhất? Giúp trẻ được gắn kết và gần gũi với ba mẹ hơn. Cùng Clover tìm hiểu 7 nguyên tắc kỷ luật khi áp dụng với bé qua bài viết dưới đây.
1. Hiểu được ý nghĩa đằng sau việc làm của trẻ
Trong mỗi đứa trẻ luôn muốn ứng xử và làm những điều tốt. Khi chúng làm sai thì chắc hẳn sẽ có một lý do nào đó khiến chúng phải hành xử như vậy.
“Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nhận ra rằng bất kể con đang làm gì, dù chúng ta có thể dán nhãn đó là hư, nhưng thực ra con chỉ đang làm việc đó hết sức mình mà thôi. Cha mẹ có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân tại sao con làm như thế” – Aldort chia sẻ.
Tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen, tác giả của Bộ sách Kỷ luật Tích cực dành cho phụ huynh và giáo Viên cũng cho rằng: “Trẻ cư xử tốt hơn khi chúng cảm thấy tốt hơn”.
Vì vậy khi con làm việc gì không đúng, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ làm như vậy. Một khi hiểu được căn nguyên của hành vi, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ nguyên nhân đó hoặc chữa lành những cảm xúc và đứa trẻ sẽ không còn động cơ làm như vậy nữa.
Hãy tạo cho con có cảm giác rằng bạn luôn bên cạnh bé, luôn theo sát, thấu hiểu và đồng cảm với mọi hành động của con.
2. Cha mẹ nên biết tự kiểm soát bản thân (thay vì cố gắng kiểm soát con)
Khi nóng giận thường khiến con người ta mất bình tĩnh và không tỉnh táo. Tiến sĩ Katharine C. Kersey, tác giả của sách The 101s: A Guide to Positive Discipline (tạm dịch: Hướng dẫn kỷ luật tích cực), đã cho biết: “Cha mẹ phải mô phỏng những hành vi mà cha mẹ muốn trẻ làm theo. Hãy nhớ nếu cha mẹ cứ la hét, đánh nhau thì con cái sẽ bắt chước.”
Trong tương lai, nếu cha mẹ không muốn con là những điều như vậy thì đừng làm hành vi tương tự trước mặt trẻ, vì trẻ con sẽ học và bắt chước rất nhanh.
Jim Fay, nhà sáng lập Love and Logic cũng đồng tình với quan điểm này: “Thái độ giận dữ và thất vọng của cha mẹ dẫn đến những hành vi sai trái của con”.
Thay vì quát mắng khi con khi làm sai, tại sao không thử nhẹ nhàng và nhắc nhở con.
3. Không được bỏ qua những hành vi xấu nào dù là nhỏ nhất
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua những hành vi xấu nào đó của con và thường biện hộ rằng con còn quá nhỏ để hiểu. Đôi khi từ những hành vi nhỏ nhặt đó sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ngay từ nhỏ cho trẻ.
Cha mẹ cần loại bỏ ngay những hành vi xấu đó khi vừa xuất hiện ở bé. Ví dụ nếu con cắn trẻ khác, hãy ôm con và nói cho con biết hành vi đó là chưa đúng và khuyên con nên bỏ. Nếu con vẫn tiếp tục, hãy tách con khỏi tình huống đó.
Đôi khi con sẽ cãi lại lời của cha mẹ. Nếu việc đó xảy ra, Jim Fay cho rằng biện pháp hòa giải là nhắc đi nhắc lại một câu đơn giản: “Cha/mẹ yêu con nên không muốn tranh cãi với con đâu.”
Việc “ngăn chặn” những hành vi cư xử không đúng mực ngay từ khi con còn bé sẽ giúp chúng hiểu được hành động nào đúng, hành động nào sai và biết cách kiểm soát được những hành vi của mình.
4. Quan sát những hành vi mà con thích (thay vì hành vi bạn không thích)
Trẻ thường cư xử sai hay làm những hành vi ngỗ nghịch chỉ vì muốn có được sự chú ý của cha mẹ. Nên đôi khi bạn phải ra vẻ lơ đi với những hành vi mà bạn không muốn con lặp lại. Ví dụ: khi con khóc lóc mè nheo bạn không nên vỗ con mà cứ lờ đi. Khi không ai quan tâm con sẽ nhanh chóng hiểu ra chúng không đúng và khắc sẽ tự nín khóc.
5. Hãy nói giảm nói tránh đối với con
Đối với một đứa trẻ suốt ngày phải nghe những từ: “Đừng”, “Không được”… những từ mà cấm bé hoặc không cho bé làm gì đó thì sẽ không bao giờ đọng lại trong bé. Bởi chúng nghĩ rằng ba mẹ đang cố kiểm soát và ra lệnh cho chúng và chúng sẽ không làm theo điều đó.
Nên thay vì ra lệnh cho con thì các ông bố bà mẹ hãy đưa ra gợi cho con; chẳng hạn như “Con thích ăn cơm hay thích uống sữa”… Đồng thời việc này sẽ tạo sự thích thú cho bé khi có cảm giác được tự quyết định và lựa chọn cái mà bé muốn chứ không có cảm giác bị ép buộc.
6. Thể hiện cho con biết bạn đang mệt mỏi
Cha mẹ nào cũng phải từng trải qua những cảm giác mệt mỏi khi con quấy khóc; và bạn đã dùng chính sự bực tức đó của bản thân để nhắc nhở con chưa?
Ví dụ bạn có thể chấm dứt cuộc tranh cãi giữa các con bằng cách nói rằng: “Các con đừng cãi nhau ở đây nữa, nghe các con cãi nhau mẹ mệt mỏi lắm, chắc không còn sức để đưa các con đi chơi sau bữa tối nữa.”
7. Không phần thưởng
Khi con làm một điều ngoan, thường cha mẹ sẽ thưởng con một cái gì đó như chiếc kẹo,.. để động viêc con. Nhưng Fay cảnh báo cha mẹ không nên làm như vậy.
Việc trao phần thưởng cho con trong những trường hợp này sẽ khiến trẻ hiểu lầm rằng làm điều tốt là nghĩa vụ và phải được thưởng công thì mới làm.
Thay vào đó, Jim Fay cho rằng “món quà ý nghĩa nhất với con chính là thời gian được ở bên cha mẹ”.
Việc dành nhiều thời gian bên con và chơi với con chính là yếu tố tạo nên đứa trẻ ngoan ngoãn, hạnh phúc. Mỗi cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với con mỗi ngày. Trong khoảng thời gian đó, hãy làm những điều mà con bạn muốn làm. Hãy nói với con rằng bạn yêu thương và trân trọng chúng. Đây là cách đầu tư tốt nhất thay vì bất cứ khoản phần thưởng nào bạn dành cho con.
Tham khảo thêm:
- Cách dạy con tự lập: https://clover.edu.vn/tin-tuc/day-con-tu-lap/
- Kỹ năng sống cho bé mầm non: https://clover.edu.vn/chuong-trinh-giang-day/ky-nang-song-theo-phuong-phap-montessori/