fbpx

Bé chưa biết nói có nên cho đi nhà trẻ không?

Con đường quyết định cho trẻ đi học đối với các bậc phụ huynh thật sự rất khó khăn và cần tìm hiểu rất nhiều thông tin để có thể tin chắc rằng con mình đã phù hợp và đến tuổi có thể đến trường. Vậy một vấn đề cụ thể được đặt ra và được đại đa số phụ huynh cân nhắc và quan tâm chính là: Trẻ chưa biết nói thì có nên cho đi nhà trẻ?

Để giải đáp được vấn đề này chúng ta cần nhìn lại hoàn cảnh của mỗi gia đình trước khi quyết định cho trẻ đi học. Mỗi người phụ nữ khi mang thai và sinh con theo chế độ chung đều sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng, trong 6 tháng đó ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Và vì vậy khoảng thời gian sau 6 tháng cũng chính là giai đoạn khủng hoảng của các bà mẹ khi phải quay lại guồng quay cuộc sống và tìm môi trường phù hợp hơn với con. Với 1 số gia đình có điều kiện hơn, người mẹ có thể ở nhà chăm sóc con và hẳn nhiên sẽ phát sinh vô vàn vấn đề mà mẹ cần nắm về bé để bắt đầu chiến dịch chăm con sau đó. Vậy việc mẹ chăm con tại nhà liệu có ổn không? Còn với một số gia đình vì tính chất công việc, điều kiện kinh tế mà mẹ phải đi làm vậy trẻ lúc này sẽ như thế nào? Cả 2 trường hợp đều có những vấn đề nan giải của nó. Ba mẹ cho con đi học sớm thì lại lo sợ con không quen môi trường, không thể thích nghi, Giáo viên có bạo hành hay không? CÒn nếu cho con đi học trễ thì lại lo sợ con khó hoà nhập, ảnh hưởng phát triển não bộ. Vậy khi nào cho trẻ đi học là phù hợp? Cụ thể có nên cho trẻ đi học khi chưa biết nói hay không?

Trẻ biết nói thể hiện điều gì?

Việc nói của trẻ chúng ta cần phân ra 2 loại: nói lặp lại từ của người lớn và nói để diễn đạt ý của mình. 2 hình thái của việc này hoàn toàn khác nhau cho ta thấy được mức độ nhận thức của trẻ đến đâu. Vậy liệu trẻ chưa biết nói có đồng nghĩ với việc trẻ chưa có nhận thức?

Một đứa trẻ bắt đầu việc học ngay từ khi mới sinh ra thông qua quan sát, lắng nghe, cảm nhận từ các giác quan để bắt đầu có sự liên kết, ghi nhận thông tin ở não bộ. Chính vì điều đó việc người lớn chúng ta nghĩ trẻ đến trường thì mới gọi là trẻ bắt đầu học là 1 quan điểm chưa đúng với đứa trẻ. Học được người lớn định nghĩa là ngồi vào bàn, có bút có vở ghi chép và có giáo viên đúng trên bục giảng dạy. Nhưng với trẻ độ tuổi từ 0-6 thì trẻ sẽ hcoj theo nhu cầu của chính mình. Nếu trẻ muốn di chuyển để thực hiện mục địch cầm nắm lấy vật của mình trẻ sẽ học cách vận động tay, chân từ trườn, bò, đi chập chững đến chạy. Đó là cách trẻ học. Ngôn ngữ cũng vậy, cũng đi vào trẻ 1 cách tự nhiên nhất. Khi trẻ phát âm ra  tiếng đầu đời đồng nghĩa với việc trẻ đã biết cách phối hợp các cơ miệng, mặt, lưỡi , dây thanh quản,… để tạo ra âm thanh và hơn hết chúng ta biết được rằng trẻ bắt đầu phát triển mạnh nhu cầu giao tiếp.

Độ tưởi từ 10-18 tháng chính là giai đoạn vàng phát triển nhân cách cũng như khả năng giao tiếp xã hội và việc nói thành tiếng chính là bước cuối cùng cho ta thấy được nhu cầu giao tiếp của trẻ đã đạt đến mức độ cao. Và chúng ta cần thấy được nhu cầu giao tiếp trước đó khi trẻ đang cố gắng thu nhận vốn từ, hiểu nghĩa và ghi nhớ trên não bộ. Việc một đứa trẻ có nhận thức cao hay không không thể thông qua việc trẻ biết nói nhiều hay ít mà nhận xét, chúng ta cần đo lường được mức độ phản ứng với yêu cầu của người lớn hay cách trẻ tương tác để thoả mãn nhu cầu bản thân để tìm ra được trẻ có thật sự phát triển ngôn ngữ hay không. Điều này có thể giúp ba mẹ trẻ lời được câu hỏi Trẻ chưa biết nói có nên đi học mầm non? Mà từ đây chúng ta sẽ chuyển qua 1 mối quan tâm khác là trẻ phát triển như thế nào để có thể đi học mầm non.

Lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm

Một nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) thực hiện đã chỉ ra những bé ở nhà với mẹ có kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng hoạt động kém hơn những bé đi nhà trẻ. Tiến sĩ Laurence Roope tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Y tế của Đại học Oxford cho rằng chính các hoạt động tương tác trên lớp học đã tạo nên sự khác biệt này.

Việc cho trẻ đi học sớm chính là tạo cho trẻ môi trường để có thể giao lưu, tiếp xúc với xã hội, gặp gỡ và phát triển các kĩ năng giao tiếp, thích nghi môi trường và hơn hết là đáp ứng nhu cầu học hỏi của trẻ ở những giai đoạn khác nhau, mức độ khác nhau. Trẻ trong độ tuổi 0 – 6 là giai đoạn cần sự yêu thương và cảm giác an toàn từ những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình. Nhưng chính vì điều đó mà vô tình chúng ta- những người lớn với tình yêu thương nhưng lại chưa biết cách trao đúng cách lại 1 lần nữa chưa thật sự lắng nghe mong muốn thật sự của mỗi đứa trẻ. Yêu thương chính là cho con được tự do phát triển và hoàn thiện bản thân chứ không phải là việc chúng ta ôm trẻ vào long và phục vụ tất cả. Điều đó vô tình đã tước đi giai đoạn phát triển vàng của trẻ.

Cho trẻ đi học sớm cũng chính là cách chúng ta tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ nói ( cách tiếp cận này hoàn toàn ngược lại với cách chúng ta đặt vấn đề ngay từ đầu là trẻ chưa biết nói có nên di học mầm non và giờ câu trả lời chính là học mầm non sẽ giúp trẻ học nói). Trẻ sẽ tiếp cận được đa dạng âm thanh, ngôn ngữ, đối tượng khác nhau và điều đó chính là cách kích thích trẻ nói nhanh nhất có thể.

Trẻ đi học sẽ được các giáo viên có trình độ chuyên môn và sự thấu hiểu trẻ để có những cách tiếp cận phù hợp với từng cá thể trẻ khác nhau thay vì gia đình sẽ dung kinh nghiệm hoặc bản năng để dạy trẻ và chưa chắc rằng khi đối diện với trẻ liệu rằng các bậc phụ huynh có đủ kiên nhẫn và bình tĩnh để giải quyết các vấn đề của con? Vì vậy chúng ta hãy để trẻ được tiếp nhận 1 nền giáo dục phù hợp với con chính là cách chúng ta yêu thương đúng cách.

Các lưu ý khi cho trẻ đến trường

Việc trẻ đến trường là điều mỗi bậc phụ huynh chúng ta cần hiểu và có kế hoạch cụ thể, chúng ta cần lưu ý các đặc điểm sau để chuẩn bị điều tốt nhất để trẻ sẵn sàng đến trường và phụ huynh an tâm:

  1. Trẻ cần phát triển vận động cơ bản, khung xương hoàn thiện dần, biết cách đi khá thành thạo để trẻ có thể dễ dàng di chuyển và hoà nhập môi trường mới, ban đầu có kĩ năng tự lập trong hoạt động cá nhân
  2. Trẻ biết ăn thô
  3. Trẻ hiểu và biết cách phản ứng với các yêu cầu, hướng dẫn của người lớn thông qua các cử chỉ tay chân, ánh mắt, hay việc ê a nói
  4. Trẻ có thời gian được thông báo trước việc đi học và được tham quan trường lớp
  5. Phụ huynh cần phối hợp với giáo viên để không tạo cảm giác nặng nề khi chia tay với bé ngày đầu đi học.
  6. Đầu tư thời gian để tìm hiểu và lựa chọn ngôi trường phù hợp cho bé.

Môi trường học đầu đời luôn là môi trường sẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho trẻ  chính vì thế ba mẹ cần đầu tư nhiều thời gian, công sức để đi tìm hiểu và trải nghiệm các hoạt động tại trường để hơn hết chính chúng ta có niềm tin và sau đó sẽ là vững vàng trước những phản ứng sau này của trẻ. Hiểu được vấn đề quan tâm, những lo ngại và trăn trở của Phụ huynh, đội ngũ giáo viên, nhân viên của Hệ thống trường mầm non Clover Montessori với kinh nghiệm chuyên môn sâu về trẻ trong độ tuổi 0-6 luôn sẵn sàng tư vấn cũng như làm giảm đi áp lực phần nào đang đè nặng lên đôi vai các bậc phụ huynh. Chúng tôi tin chắc rằng, đến với Clover trẻ sẽ được là chính mình và phụ huynh sẽ trở thành những người bạn đồng hành tuyệt với nhất cùng con.

Tác giả: Trần Kim Dung

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *