fbpx

BÉ 19 THÁNG CHƯA BIẾT NÓI PHẢI LÀM SAO?

Tác giả: Mỹ Nơ

Cách dạy con tập nói hiệu quả

Nuôi con là chuỗi ngày đan xen những vất vả và niềm vui. Ai trải qua mới cảm nhận được những tháng ngày làm mẹ. Không niềm vui nào hơn khi con khỏe mạnh, lớn khôn, không niềm vui nào hơn khi con bi bô, í ới tập nói.

Thế nhưng không ít bà mẹ lo lắng, hoang mang khi con đã lớn nhưng vẫn chưa nói được.

Bé 19 tháng chưa biết nói phải làm sao?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay, con chậm nói hay chưa nói được như những bạn cùng tuổi là vấn đề nổi cộm của xã hội hiện đại. Vậy làm thế nào để biết con có bị chậm nói hay không? hay con có vấn đề về ngôn ngữ hay không?. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Ba năm đầu tiên là thời gian cho một đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu làm thế nào để nói chuyện với những người khác. Đây cũng là mốc thời gian khi một đứa trẻ tích lũy vốn từ khi nó quan sát các đoạn hội thoại của mọi người xung quanh.

Dưới đây là các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ, các mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết mức độ phát triển nhanh hay chậm của con.

  • Trong thời kỳ mang thai

Nhiều nhà khoa học cho rằng nhận thức về ngôn ngữ của trẻ bắt đầu ngay khi còn trong bụng mẹ. Bên trong cơ thể của mẹ, trẻ có thể làm quen với nhịp đập của trái tim và giọng nói của mẹ; hơn nữa bé cũng có thể cảm nhận và phân biệt được những tiếng nói khác.

  • Từ 0-3 tháng tuổi

Những tiếng khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ. Nếu trẻ khóc có nghĩ là trẻ đang báo hiệu cho mẹ biết con đang đói hoặc con đang khóc chịu.

Ở giai đoạn này, trẻ có thể nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ và sẽ thấy dễ chịu hơn khi mẹ vỗ về. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ còn được thể hiện khi trẻ giật mình với tiếng động bất ngờ, bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú

  • Từ 4 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người.

Bé cũng có thể nói với yêu cầu và mong muốn của mình bằng cách sử dụng âm thanh và cử chỉ. Con sẽ tạo ra những tiếng ồn để thu hút sự chú ý của mẹ

Ngoài ra, bé cũng phát âm để phản xạ khi nghe hát, để thể hiện sự vui thích, phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến, ngừng khóc khi nghe có giọng nói.

  • Từ 7 – 12 tháng tuổi

Tại thời điểm này, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”….Tuy nhiên, bé không nhận thức được rằng mình đang kêu gọi cha mẹ một cách đáng yêu cho đến khi 1 tuổi. Mặc dù, bé không nhận thức được những gì mình nói, nhưng bé có thể cảm nhận được tên gọi của mình khi có người gọi.

Trẻ cũng có phản ứng khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại hay tiếng gõ cửa; biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói “không”; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự; đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu; làm theo một mệnh lệnh đơn giản như “đặt nó xuống”; thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ củ

  • Từ 13-18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, bé có thể nhận biết được các thành viên trong gia đình; chỉ vào một vài bộ phận trên cơ thể khi được hỏi. Sử dụng 6 – 20 từ vựng quen thuộc

Bập bé nói các câu ngắn nhưng còn ngọng ngịuChỉ vào người, con vật hoặc những món đồ chơi quen thuộc khi được yêu cầu

  • Từ 19-24 tháng tuổi

Trẻ có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp…

Vốn từ vựng của trẻ trong giai đoạn này cũng nhiều thêm đáng kể. Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con…”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ. Tại thời điểm này, trẻ đã nêu được cái mình thích và không thích bằng một cách đơn giản và ngắn gọn.

  • Từ 25-36 tháng tuổi

Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Điều ngạc nhiên là bé có thể kiểm soát các ngữ điệu trong các cuộc trò chuyện và kết nối từ để có một câu hoàn chỉnh như “Con muốn uống”. Bé biết dùng danh từ riêng: con, mẹ, bác, cô, dì…; bắt đầu gọi tên màu cơ bản; lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ, các cụm từ; đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích, nói được câu phủ định.

Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.

Việc nắm được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là một điều vô cùng hữu ích, giúp các bậc cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho trẻ ngay từ nhỏ. Đồng thời, cha mẹ có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.Các ví dụ về biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

  • Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
  • Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
  • Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
  • Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
  • Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
  • Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ.

  • Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
  • Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
  • Ngoài ra, môi trường và phương pháp dạy con cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ:

+ Quá chiều con, không cho con có cơ hội để nói: Khi muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

+ Cho trẻ xem tivi quá nhiều: Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.

+ Lười nói chuyện với con: Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau. Không những vậy, việc trẻ sơ sinh được lắng nghe giọng nói của mẹ ngay từ đầu sẽ là cách tốt nhất để con ghi nhớ mẹ.

+ Hạn chế cho con tiếp xúc với bên ngoài: Các mẹ cần biết rằng, trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu. Nếu không cho trẻ đi ra ngoài nhiều, vui chơi với bạn bè trẻ chậm nói hơn hoặc nguy hiểm hơn sẽ vô tình dồn trẻ vào bệnh tự kỷ

+ Dạy cho con những từ ngữ khó ngay từ đầu: Khi trẻ mới tập nói, mẹ đã vội vàng cho con tiếp thu những từ ngữ khó sẽ tạo khó khăn cho con. Bởi khẩu hình của con chưa hoàn thiện, việc phải nói những từ quá khó làm các con không nói theo được.

Có nhiều phương pháp giúp cải thiện ngôn ngữ của trẻ, mỗi phương pháp sẽ mang lại một hiệu quả riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả diều đòi hỏi sự kiên trù và nhẫn nại của cha mẹ. Dưới đây là một số phương pháp để cha mẹ cùng áp dụng giúp cho trẻ nhanh biết nói:

  • Nói chuyện với trẻ nhiều hơn: thay vì để con ngồi xem tivi 1 mình hàng giờ thì cha mẹ hãy dành thời gian với trẻ nhiều hơn. Khi trò chuyện với trẻ, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Cha mẹ không nói ngọng kiểu “nựng“ bé sẽ khiến bé khó phát âm khi bắt chước. Khi nói, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay… Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, cha mẹ sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
  • Nói với trẻ những gì bạn đang làm: Việc giải thích cho trẻ biết cha mẹ đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được
  • Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề: Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm. Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con.
  • Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ: Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Do đó, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn
  • Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình: bạn nên tạo điều kiện để trẻ có thể chơi với các bạn cùng tuổi nhiều hơn như cho trẻ đi lớp, chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe: Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn nhé
  • Hát cho trẻ nghe: Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Trong quá trình dạy con, bạn không nên ép trẻ khi trẻ không thích nhưng cũng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó.

Việc cha mẹ lựa chọn một ngôi trường để giúp con cải thiện ngôn ngữ cũng là điều vô cùng quan trọng. Ngôi trường được xem là ngôi nhà thứ 2 của con của trẻ mầm non. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất và cả về mặt ngôn ngữ thông qua các hoạt động vui chơi và dạy học.

Hiện nay, mô hình giáo dục truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ mầm non; cũng như không còn phù hợp với thực tiễn đời sống. Trẻ cần được trang bị những kiến thức sâu hơn, kĩ năng xã hội tốt hơn để có thể phát triển toàn diện. Sự ra đời của phương pháp Montessori đã chứng minh được tính ưu việt của nó trong việc giải quyết vấn đề này. Phương pháp này đặc biệt xây dựng nền tảng cơ bản cho một đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người.

Clover Montessori là Hệ thống Trường mầm non ứng dụng Phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mỗi bé, nhà trường và giáo viên sẽ có những hoạt động phù hợp giúp con hoàn thiện khả năng ngôn ngữ tốt nhất.

  • Phát triển ngôn ngữ thông qua các bộ giáo cụ

Tạo tiền đề các kiến thức học thuật qua các góc giáo cụ nâng cao tại các góc Maths, Language, Geograpy. Trẻ được hình thành ngôn ngữ thông qua việc ghép từ, phân loại các loại từ, học về con số – bản chất các con số, trò chơi đếm tuyến tính, địa lý đặc điểm vùng miền, môi trường sống xung quanh…

Cũng thông qua hoạt động tương tác với giáo cụ, giáo viên sẽ cung cấp dần ngữ liệu ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ gọi tên đúng các sự vật hiện tượng. Thông qua 5 giác quan: thị giác – thính giác – xúc giác – vị giác – khứu giác. Trẻ nhận diện đúng sự vật hiện tượng; truyền tín hiệu trở thành nguồn thông tin; lưu hình thành dữ liệu trong não bộ. Trẻ dần hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng. Có thể ghép những từ đơn thành từ đôi rồi vận dụng thành câu. Nhằm thể hiện mong muốn nội tại của mình, từ đó làm tăng khả năng ngôn ngữ bên trong trẻ.

Trang bị ngôn ngữ qua bài học 3 bước: Gọi tên – nhận diện – ghi nhớ và vận hành kỹ năng cuộc sống nâng cao, giao tiếp xã hội qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Trẻ được tiếp cận đúng cách để phát triển kỹ năng ngôn ngữ từ khả năng khéo léo định vị khi may vá, dùng dao thật cắt vật thật, tiệm cận dần các vật được an toàn hóa. Trẻ từng bước quen với hoạt động nhóm để hoàn thành các sản phẩm, phân công trách nhiệm từng thành viên trong nhóm để giải quyết công việc, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề cá nhân.

  • Phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết học ngoại khóa

Song song với các hoạt động trên lớp, các cô thường dẫn trẻ tham quan khuôn viên trường, quan sát thiên nhiên qua tiết học ngoài trời, trẻ được vận động qua các tiết học bơi, thể chất, hay các trải nghiệm, khám phá thông qua những chuyến thực địa, dã ngoại. Đó là cơ hội để giáo viên giới thiệu những kiến thức xung quanh cuộc sống của con và cũng tạo điều kiện làm phong phú thêm vốn từ.

  • Phát triển ngôn ngữ thông qua các dự án, tiết khoa học

Phương pháp Dạy học dự án, bé sẽ ghi nhớ sâu sắc các từ mô tả tên gọi, đặc điểm của những vật thể liên quan đến dự án bởi con được nhìn thấy trực quan và tự mình chạm, sờ vào để cảm nhận. Chẳng hạn như khi học dự án “Kẹo”, con sẽ nói lặp lại theo cô các từ “kẹo”, “ngọt”, “màu đỏ”,…. trong quá trình tham gia các hoạt động “Trang trí kẹo que”, “Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm màu sắc của các loại kẹo”,…

Trẻ còn được trải nghiệm các hoạt động thí nghiệm thú vị như là: quan sát, thực hiện thí nghiệm, làm việc nhóm từ đó sẽ giúp trẻ tăng các vốn từ vựng

  • Phát triển ngôn ngữ thông qua các sinh hoạt hằng ngày

Trẻ không chỉ học ngôn ngữ qua các tiết học hằng ngày ở trường mà con được các giáo viên cung cấp một lượng từ vựng phong phú thông qua các sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Ví dụ: khi trẻ ăn cơm, thông qua việc dọn bàn ăn tự lấy đồ ăn trẻ sẽ biết được các từ “chén”, “muỗng”, “nĩa”, “tô” hoặc là tên của các món ăn hằng ngày,…

Như vậy, thông qua các hoạt động tại trường Clover Montessori  sẽ kích thích khả năng tư duy và đồng thời giúp trẻ cải thiện và phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ cho trẻ.

Hy vọng với bài viết trên cha mẹ đã hiểu thêm về sự phát triển của bé yêu giai đoạn 19 tháng tuổi, từ đó cha mẹ sẽ có sự lựa chọn về các phương pháp giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *