fbpx

BẠN CÓ LO LẮNG KHI TRẺ 2 TUỔI MỚI TẬP NÓI???

Trong hành trình nuôi dạy con cái, bất kể một bậc phụ huynh nào cũng không muốn phải thốt lên 2 từ “ Giá như…” , “ Biết vậy…”,…hoặc thậm chí là lời “ Xin lỗi..” – xin lỗi đến con trẻ vì đã vô tình đánh mất “giai đoạn vàng” (0-6 tuổi) của con, mà đáng lẻ con được phát triển một cách tự nhiên và toàn diện nhất ở giai đoạn này.

Với những cột mốc quan trọng đầu đời của con chắc hẳn ba mẹ nào cũng mong chờ. Trong đó, thời khắc con bi bô nói những tiếng đầu tiên trong cuộc đời luôn khiến cho ba mẹ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên có những trường hợp, khi trẻ 2 tuổi mới tập nói, điều này luôn mang lại cho các bậc phụ huynh sự thấp thỏm, lo lắng và nôn nóng.

Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ 2 tuổi mới tập nói, hãy bình tĩnh quan sát và tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ phù hợp và trong trường hợp cần thiết có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc một chuyên gia chuyên giải quyết vấn đề giao tiếp của trẻ.

 Với mong muốn đồng hành cũng như cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các bậc phụ huynh có trẻ gặp vấn đề về nói. Hi vọng với bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có tư liệu để tham khảo. Nếu bạn có lỡ mắc phải sai lầm gì trong quá trình dạy con nói, sau khi tham vấn nội dung dưới đây bạn sẽ có thể tự tin và song hành cùng với con trẻ. Nếu như bạn đã làm rất tốt xin chúc mừng và bạn có thể chia sẻ thông tin hữu ích của mình đến với mọi người để chứng minh rằng “ Việc nuôi dạy con không khó”.

Trẻ 2 tuổi mới tập nói có đáng lo???

Những biểu hiện chậm nói thể hiện rõ ràng nhất ở trẻ 2 tuổi, đa số trẻ 2 tuổi mới tập nói sẽ làm cho các bậc phụ huynh lo lắng muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao, cách tập nói cho con hiệu quả, 2 tuổi mới tập nói có liên quan đến tự kỷ không? Và theo nghiên cứu trẻ 2 tuối mới tập nói có thể là trẻ chậm nói đơn thuần nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề về trí não. Tuy nhiên ba mẹ đừng quá lo lắng. Vì không phải trẻ nào bị chậm nói cũng là tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,…Nhưng ba mẹ không phải vì vậy mà chủ quan, cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói của trẻ để có giải pháp hay phương pháp điều trị kịp thời nếu có liên quan bệnh lý.

Biểu hiện trẻ 2 tuổi mới tập nói???

24 Tháng:

  • Vốn từ chưa đến 15 từ.
  • Con chưa tự nói ra được mà chủ yếu nhại lại lời nói của người khác.
  • Con chưa nói được từ đôi, rất ít nói chuyện, giao tiếp.
  • Con không bắt chước được hành động hay lời nói của người khác.
  • Con chưa chỉ tay theo yêu cầu của người khác được.
  • Không biết công dụng của các đồ vật quen thuộc như:  quần áo, chén dĩa, chổi , xe , đũa,…

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi mới tập nói

Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Chỉ 30% nguyên nhân thực thể: trẻ có các vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng) hoặc các vấn đề bẩm sinh ảnh hưởng đến não bộ. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Có tới 70% nguyên nhân về tâm lý:
  • Ba mẹ, người thân bỏ bê, ít tương tác với trẻ.
  • Thiếu hoạt động, chủ đề để vui chơi, trò chuyện cùng con. Trẻ ít được nghe nên không có cơ hội bắt chước và nói thành tiếng.
  • Cho trẻ tiếp xúc và phụ thuộc quá sớm vào thiết bị điện tử.
  • Người lớn quá cưng chiều, đáp ứng ngay lập tức mọi yêu cầu của trẻ, không cho trẻ có cơ hội diễn đạt.

“Không người lớn nào có thể gánh thay gánh nặng của trẻ nhỏ, hay lớn lên thay cho nó.”

TS.BS- Maria Montessori

Trẻ tự lập trong giờ ăn tại Clover Montessori

Đúng vậy, mỗi đứa trẻ có một sứ mệnh riêng, một con đường phát triển riêng mà chúng cần tự đi. Không ai có thể làm thay hay nên giúp nó cả, việc ta cần làm là giúp nó “tự làm” lấy để phát triển độc lập, mạnh mẽ. Đừng để tình yêu của mình cản trở đứa trẻ được lớn lên theo cách của nó. Ba mẹ hãy dạy con cách “ tự làm” thay vì “ làm hộ”. Thay vì đáp ứng ngay nhu cầu của con khi thấy con muốn ba mẹ hãy nên kích thích con bày tỏ nhu cầu bằng việc miêu tả, diễn đạt để người lớn hiểu rằng trẻ đang cần một vật gì đó.

Sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh khiến trẻ không hợp tác khi tập nói

Vấn đề lớn nhất của bạn có phải là “trẻ không chịu hợp tác với bạn để tập nói?”Trẻ không chịu nói theo hoặc có nói nhưng nói rất ít. Bạn gọi, trẻ không chịu trả lời. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hợp tác khi tập nói nhé!

Những nguyên nhân phổ biến:

  • Vô tình tạo áp lực cho trẻ: ba mẹ căng thẳng yêu cầu con phải nói. Nếu không nói thì tức giận, la mắng con, bảo không thương con nữa.
  • Đặt câu hỏi con chưa trả lời được/ câu hỏi quá dài, liên tiếpTrẻ chưa có nhiều từ vựng, câu hỏi quá khó với khả năng tư duy của trẻ. Trẻ 2 tuổi ba mẹ hãy hỏi những câu đơn giản gồm 4-5 từ tối đa thôi.
  • Lặp đi lặp lại câu hỏi nhiều lần: Không có việc gì làm trẻ nhàm chán bằng việc cứ hỏi đi hỏi lại những câu trẻ đã biết đáp án. Hãy liên tục thay đổi câu hỏi, hình thức hỏi như: Mẹ đố con đây là con gì? Con ơi, đây là cái gì

Ba mẹ hãy xem xét lại xem mình có đang gặp những lỗi trên không? Nếu như có thì hãy thay đổi theo các gợi ý nhé!

  • HÉ LỘ: Các phương pháp dạy trẻ 2 tuổi chậm nói đơn giản đem lại hiệu quả tốt nhất mà ba mẹ nào cũng có thể làm được.

“ Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa biết nói nêu trên thì môi trường sống, phương pháp giáo dục của cha mẹ, người thân dành cho trẻ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ”

-ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung

 

Đừng bao giờ giúp đứa trẻ việc mà nó cảm thấy mình có thể thành công.

BS- Maria Montessori

Ba mẹ đôi khi vì quá thương yêu trẻ mà không nhận ra sự giúp đỡ của mình đang cản trở sự phát triển của con. Có những việc mà đứa trẻ muốn làm, muốn tự mình thực hiện, hãy vui lòng để chúng được làm điều đó trong sự hướng dẫn, giám sát của người lớn. Có thể ba mẹ nhận ra chúng sẽ thất bại thôi. Nhưng không sao, chúng sẽ vui vẻ đứng lên sau thất bại đó đến khi có thể thành thục một công việc mà chúng yêu thích. Điều này gián tiếp làm cho đứa trẻ độc lập hơn, tự tin hơn và hoàn thiện thêm những kỹ năng mới đấy cha mẹ ơi!

Với việc tập nói cũng vậy, ba mẹ nên trao cơ hội để cho con tự thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình. Trẻ có thể dùng cử chỉ, ánh mắt kèm theo ngôn ngữ bập bè của mình để bày tỏ nhu cầu của bản thân.

Trẻ hứng thú với hoạt động nước trái cây lên men

Ba mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để giao tiếp, trò chuyện với trẻ.

Ba mẹ đồng hành với con trong hoạt động pha nước chanh dây

Diễn tả thành lời những việc bạn làm: điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Việc giải thích với trẻ bạn đang làm gì sẽ giúp cho trẻ mở rộng vốn từ và liên kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống.

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn.Không có cách luyện nói cho trẻ chậm nói nào nhanh hơn việc nói chuyện nhiều với trẻ. Ba mẹ tăng cường nói chuyện nhiều với con sẽ giúp tạo ra môi trường ngôn ngữ. Giúp con tiếp xúc với ngôn ngữ liên tục.

Thời gian đầu khi mới tập nói cho con, phần lớn con chỉ nghe mà không phản hồi lại. Ba mẹ đừng vội nản mà bỏ cuộc. Sở dĩ con không phản hồi lại là vì con chưa có nhiều từ vựng. Việc tư duy để trả lời ba mẹ khá là khó khăn.

Nói chuyện nhiều với con có tác dụng  tạo cho con thói quen giao tiếp tốt. Lúc đầu là lắng nghe nhiều. Con nghe nhiều, nhất là nghe nhiều câu hỏi sẽ muốn trả lời, từ đó xây dựng thói quen giao tiếp.

Tất nhiên, để trẻ có thể nói tốt cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau:

  • Trẻ có môi trường ngôn ngữ phù hợp: nghe nhiều.
  • Vốn từ của trẻ phong phú: để trẻ có khả năng diễn đạt.
  • Trẻ có nhiều cơ hội để được nói, được giao tiếp.

Hạn chế trẻ xem tivi, không để trẻ xem điện thoại, ipad quá lâu mà không có sự kiểm soát nội dung. Thay vào đó ba mẹ có thể xem cùng với trẻ, tương tác bằng cách trò chuyện, đặt câu hỏi dự đoán về các tình tiết … từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Khi được giao tiếp trẻ sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói từ đó dần kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.

 Cung Cấp Cho Trẻ Từ Vựng

Hoạt động làm bánh góp phần gia tăng vốn từ mới cho trẻ

Bạn có thể cung cấp cho con thật nhiều từ vựng để con có vốn từ diễn đạt khi muốn nói. Dưới đây là các gợi ý chủ đề từ vựng ba mẹ nên cung cấp cho con trước:

  • Các đồ chơi của bé: khi chơi cùng con, hãy gọi tên các món đồ chơi. Ưu tiên những đồ chơi con đang quan tâm, con đang cầm, đang nhìn. 
  • Các thành viên trong gia đình: ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác,…
  • Các đồ dùng trong gia đình: bàn, ghế, giường, tủ, nồi, chảo, chén, bát, muỗng, đũa,…
  • Các loài động vật: gà, bò, chó, mèo, giun, ốc sên, hổ, sư tử, hươu cao cổ,…
  • Các bộ phận cơ thể bé: mặt, mắt, mũi, miệng, chân, tay, bụng, lưng, eo,…

Bạn có thể dạy song song các chủ đề với nhau. Tuy nhiên, các từ vựng cần phải được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi con ghi nhớ và sử dụng thuần thục. 

Thường xuyên thay đổi môi trường

Trẻ thích thú khi tham gia tiết thể chất tại công viên

Ba mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi dạo, công viên, siêu thị, đi du lịch,… Trẻ ra ngoài càng nhiều càng hoạt bát, khám phá nhiều điều hay. Có rất nhiều chất liệu từ thiên nhiên giúp ích cho việc tập nói của trẻ đó có thể là: cành cây, ngọn cỏ, ốc sên, viên sỏi, thang máy,quầy hàng bánh kẹo, trái cây, các đồ gia dụng,… trong siêu thị. Cột đèn giao thông, cây xanh bên đường, nhà cao tầng,… Tất cả đều là có thể khơi nguồn cảm hứng cho bé nói chuyện. Như vậy con sẽ có thêm vốn từ và gia tăng khả năng diễn đạt vấn đề cũng như việc trẻ kể lại diễn biến một câu chuyện sẽ trở nên dễ dàng và mạch lạc hơn.

Cung cấp cho trẻ nhiều từ vựng mới thông qua đọc sách, nghe nhạc thiếu nhi, đọc thơ:

Trẻ hứng thú khi cùng cô đọc sách vải

Cùng con đọc sách: Sách là liều thuốc thần kỳ. Ba mẹ có thể cùng với trẻ đọc những bài thơ, câu chuyện và giúp trẻ làm quen với các từ mới, những vần điệu mới để trẻ có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói.  Bạn hãy tạo thói quen đọc sách cùng con hàng ngày để gia tăng vốn từ vựng, kích thích tư duy suy nghĩ và khả năng diễn đạt vấn đề.

Hát cho con nghe: Ba mẹ có thể hát cho con nghe những bài hát thiếu nhi-  đây cũng là một trong những cách đạt hiệu quả trong hành trình tập nói cho con. Với những giai điệu của bài hát sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt những từ mới.

 Phát Âm Chuẩn

Trẻ mới bi bô tập nói thường nói ngọng nghịu nghe rất dễ thương. Nhưng ba mẹ tuyệt đối không bắt chước cách nói của con. Vì sẽ khiến con hiểu lầm là mình nói đúng mà không nỗ lực sửa sai. Hậu quả là trẻ hình thành thói quen nói sai suốt một thời gian dài rất khó sửa. 

Tuy nhiên, cũng đừng vội chỉnh con, bắt con nói đi nói lại nhiều lần cho chuẩn. Cách này chỉ khiến con không muốn nói nữa mà thôi. Khi nghe con nói, ba mẹ hãy lặp lại từ con đang phát âm sai một cách tròn vành, rõ chữ. Lặp đi lặp lại nhiều lần vào, mỗi ngày ít nhất 3 lần, con nghe nhiều sẽ phát âm chuẩn.

Tạo tình huống giao tiếp để trẻ nói

Khi trẻ đã có vốn từ vựng cơ bản, quen với việc giao tiếp. Lúc này, trẻ đã sẵn sàng giao tiếp thì ba mẹ cần tạo điều kiện để trẻ nói nhiều. 

Trẻ cùng ba mẹ hào hứng khi tham gia thử thách tại Clover Montessori

Tăng cường trò chuyện với trẻ. Đừng chỉ chăm chú và hỏi con gì đây? Cái gì đây? Hãy hỏi chuyện con mọi lúc mọi nơi để lắng nghe ý kiến của con. Thay vì nói với con câu mệnh lệnh, hãy chuyển tất cả các câu mệnh lệnh thành câu hỏi.

Ví dụ: Con muốn mẹ lấy nước hay con tự lấy nước? Con thích chơi gấu bông hay xe cần cầu?…

Tất cả mọi tình huống trong thực tế cuộc sống đều là một cơ hội để ba mẹ dạy con học nói. Do đó, đừng khuôn phép chỉ dạy con nói vào “giờ học nói” nhé. Như thế cực kỳ khô khan và đó chính là lý do nhiều bé không hợp tác

Bên cạnh đó, việc bạn lựa chọn một môi trường làm việc ở lứa tuổi mầm non để con cải thiện và phát triển ngôn ngữ nói cũng là một giải pháp quan trọng mang lại hiệu quả tốt nhất. Với sự thấu hiểu trẻ từ một bác sĩ nhi, nhà tâm lý, nhà giáo dục- bà Maria Montessori đã sáng lập nên một phương pháp giáo dục tiên tiến, hiệu quả mang tên bà. Phương pháp giáo dục Montessori tôn trọng sự riêng biệt của trẻ, coi trọng sự phát triển tự nhiên  và khuyến khích trẻ độc lập. Phương pháp này đã được hơn 5.000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ… áp dụng thành công trong hơn 100 năm qua.

 Và phương pháp Montessori đã mang lại những hiệu quả vượt trội hơn so với những phương pháp truyền thống khác với những điểm nhấn:

  • Đề cao việc cảm nhận thế giới xung quanh với 5 giác quan: thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác. Nhờ việc sử dụng linh hoạt các giác quan giúp các Nơ- ron thần kinh liên kết lại với nhau, truyền thông tin lên não bộ, điều này giúp trẻ phát triển trí não một cách tốt nhất.
Trẻ sáng tạo với hoạt động STEAM tại trường Clover Montessori

Phương pháp Montessori giúp lĩnh hội ngôn ngữ thông qua: bài học ba bước – một kỹ thuật đáng để ba mẹ tham khảo

  • Bước 1: Gọi tên “ Đây là…”
  • Bước 2: Nhận biết “ Đâu là…”
  • Bước 3: Nhớ lại “ Đây là gì..”

 Bài học ba bước được giáo viên Montessori áp dụng để giới thiệu đến trẻ các từ mới liên quan đến giáo cụ. Giáo viên giới thiệu về tên và các đặc tính của giáo cụ.Với bài học 3 bước, trẻ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ và ghi nhớ tốt hơn. Việc sử dụng bài học ba bước là cầu nối giữa những trải nghiệm giác quan đã có ở trẻ với giáo cụ và những lĩnh hội về ngôn ngữ. Theo đó, vốn từ của trẻ sẽ mở rộng hơn về so sánh hơn – kém, so sánh to – nhỏ, to nhất – nhỏ nhất…, gọi tên và phân biệt các vị (ngọt, mặn, chua,…), gọi tên và cảm nhận về xúc giác (thô, mịn, lạnh, ấm,…), gọi tên và phân biệt các màu sắc, hình dạng,…

Thao tác giáo cụ với bài học ba bước

Lớp học trộn độ tuổi: sẽ tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bègiúp đỡ nhau trong công việc: Bạn có tin trẻ có thể nói chuyện với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ mà chỉ bằng cử chỉ. Với môi trường tiếp xúc nhiều bạn, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Vì vậy, việc cho trẻ đi học sớm cũng là một giải pháp tích cực.

Môi trường xã hội thu nhỏ với lớp học đa độ tuổi

 Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về phương pháp và trường vận hành theo Montessori. Ngoài ra, ba mẹ có thể theo dõi:  Website: www.clover.edu.vn của trường Clover Montessori – là một trong những ngôi trường vận hành theo phương pháp Montessori và đạt hiệu quả rất cao đã được đông đảo phụ huynh công nhận. Không những giúp phát triển ngôn ngữ mà còn nhắm đến sự phát triển toàn diện và nuôi dưỡng “ THIÊN TƯ” của trẻ. Tôi nghĩ, đây sẽ là một trong những địa điểm đáng để bạn tham khảo để giúp bạn có thể tự tin hơn vào lựa chọn của mình.

 Bài biết này hi vọng sẽ như một cẩm nan để có thể đồng hành cùng với các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và những bài viết với những gợi ý trên mong muốn các bạn nhỏ sẽ tìm được một môi trường học tậplàm việc tốt nhất.Nếu bạn chưa tin hãy thử nghiệm”. Chúc các bạn sẽ thành công trong việc đồng hành cùng với con trẻ.

Tác giả: Hồng Dung

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *