fbpx

TẠI SAO CLOVER MONTESSORI KHÔNG CÓ CÔ BẢO MẪU TRONG LỚP?  

Bảo mẫu – hình ảnh thường thấy trong lớp học mầm non, luôn đồng hành cùng cô giáo chủ nhiệm trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, Clover – môi trường mầm non theo chuẩn phương pháp giáo dục Montessori lại không có vị trí này với một số lý do.
 
Lớp học Clover với đội ngũ 3 giáo viên chính thức và không có bảo mẫu
 

Triết lý giáo dục Clover Montessori

 
Thế giới trẻ nhỏ chất chứa nhiều điều bí ẩn, thú vị và đầy màu sắc. Đó là một thiên đường bao la rộng lớn đòi hỏi Người hướng dẫn phải dấn thân vào một hành trình khám phá. Người lớn phải học hỏi và khám phá thế giới ấy hàng ngày, hàng giờ. Không có một đáp số chung nào cho tất cả các trẻ.
 
Clover đề cao sự “cá nhân hóa”, những “phẩm chất duy nhất” của các con. Với tinh thần ưu tiên sự phát triển toàn diện, lấy trẻ em làm “trung tâm”, nhà trường đã nghiêm túc với những định hướng giáo dục suốt gần một thập kỷ qua: Trẻ được chủ động trong việc khám phá và học hỏi. Bởi lẽ đó, đội ngũ giáo viên Clover Montessori cần vào vai “người hướng dẫn” và “giáo viên Montessori” thay vì tên xưng “bảo mẫu”, đóng vai trò là người hướng dẫn và nguồn cung cấp học liệu phù hợp để trẻ tự thể hiện mình trong khoảng trời riêng tư “tự khám phá” theo sở thích và năng lực. Đúng như tinh thần khai phóng, tự do trải nghiệm để biết niềm say mê của trẻ là gì. Đó không phải là điều mà môi trường giáo dục nào cũng làm được. 
 

Tư duy, quan điểm về năng lực của trẻ và cách chăm sóc trẻ

 
Trên thực tế các cô bảo mẫu thường tập trung vào việc truyền đạt thông tin, kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh. Giáo viên đóng vai trò chủ động quyết định mọi thứ, từ nội dung học đến phương pháp giảng dạy, trọn vẹn một lộ trình ít có thay đổi, kể cả đã qua nhiều lứa học sinh. 
 
Cô bảo mẫu truyền thống thường đảm nhận vai trò chăm sóc và giáo dục trẻ nhưng có xu hướng kiểm soát trẻ dựa trên các quy tắc, chuẩn mực định sẵn, trẻ em luôn là đối tượng thụ động đợi chờ được tiếp nhận. Nhưng chăm sóc như thế nào đối với mỗi em lại không có tầm nhìn cụ thể. Thực tế, mỗi đứa trẻ đã mang những phẩm chất rất riêng, từ bối cảnh gia đình đến những biểu hiện thể trạng bên ngoài, có tiềm năng giỏi một trong số các bộ môn thể thao, văn hóa, toán học… Việc thiếu quan sát những tiến bộ, phát triển của trẻ, bỏ qua những cá tính riêng biệt sẽ khiến cho quá trình học tập của trẻ nơi trường lớp thiếu động lực, không được công nhận, do đó không truyền nguồn cảm hứng cho trẻ.  
 
Công việc chính của một giáo viên Montessori là giảng dạy theo giáo trình tại Montessori. Bám sát những nhu cầu của trẻ hơn, lộ trình kết hợp nhiều phương pháp tối ưu: Trải nghiệm 5 giác quan, tạo không gian thực hành kỹ năng sống,.. đạt đến độ hiệu quả cao khi truyền đạt. Cô hướng dẫn tự do kết hợp giáo cụ trong quá trình dạy, tập cho trẻ phát huy cả tư duy và phản xạ. Giáo viên Montessori trước đó cũng phải “khổ luyện” để thông thạo thực hành các giáo cụ. Clover xem xét  trẻ ở góc độ là những cá nhân có khả năng tự học, tự phát triển và họ tạo điều kiện tự lựa chọn hoạt động, tự giải quyết tình huống, phát triển các kỹ năng tự chăm sóc, để trẻ độc lập, tự chủ và sự tự tin hơn từng ngày. 
 

Khi trẻ con là “nhân vật chính”

 

1. Môi trường học tập cởi mở hơn

 
Cô bảo mẫu truyền thống thường tạo ra một môi trường chung cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục mà chưa tập trung vào khía cạnh tự chọn, khả năng khám phá của trẻ. Sạch sẽ, gọn gàng, dễ nhìn là tiêu chí cần thiết chưa đủ mà phải hiểu tâm sinh lý trẻ con theo từng tháng tuổi để chăm sóc bé hợp lý.
 
Người hướng dẫn tại Clover Montessori thiết kế môi trường học tập đặc biệt, khuyến khích trẻ tự khám phá và học hỏi theo sở thích và tố chất độc nhất. Các giáo cụ Montessori, nhà trường sắp xếp theo cách mà trẻ có thể tự chọn và sử dụng. 
 
 

2. Vai trò của cô giáo trong quá trình trẻ học tập, giảng dạy

 
Cô bảo mẫu là người chỉ dẫn trực tiếp cho trẻ và phân định rõ hoạt động mà trẻ phải thực hiện, chỉ đạo chính xác các bước cần thiết phải làm theo. Trẻ thường phải tuân thủ theo lời cô mà không một lời giải thích nào. Lẽ dĩ nhiên khi không đồng hành, không thế xóa nhòa khoảng cách độ tuổi, thì cũng không thu hút sự tương tác từ các bé. Đôi khi, trẻ còn không dám bộc lộ mình vì sợ sai trong một lớp học thiếu kết nối.  
 
Người hướng dẫn tại Clover Montessori không trực tiếp truyền đạt kiến thức mà là điểm tựa để học hỏi, như người bạn đồng hành và trợ giúp, thúc đẩy trẻ tự chủ và độc lập. Họ quan sát trẻ trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ khi cần thiết nhưng không can thiệp quá nhiều vào “cuộc chơi” riêng đó. Giáo viên luôn phải tạo môi trường giáo dục đặc biệt phù hợp với năng lực của trẻ, biết cách thu hút tương tác từ trẻ, đồng cảm với những câu chuyện để mang đến sự phát triển toàn diện không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt xã hội, cảm xúc và thể chất.
 
Giáo viên còn làm người giám hộ, liên lạc tương tác và thông tin đến gia đình, là cầu nối để cha mẹ hiểu con nhiều hơn khi sống ngoài vòng tay gia đình. Thoạt nghe qua, ta có thể tưởng tượng ra nhiệm vụ của giáo viên Montessori nhàn rỗi hơn bảo mẫu bình thường. Nhưng thực chất, họ phải luôn lắng nghe, sẵn sàng có mặt khi trẻ cần, phải là người nhũn nhặn để giao cảm thân tình với trẻ, học cách đi nhẹ nói khẽ, cố sáng tạo một không gian thế nào thân thiện nhất,… Đó là cả nghệ thuật đặt mình vào vị trí của trẻ thơ.
 
– Cô Hoàng Thu Thảo – Giáo viên Montessori Cơ sở Thủ Đức –
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.