fbpx

Các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ mầm non

Con đã bắt đầu đi vững và bước vào các giai đoạn phát triển mới là giai đoạn vàng từ 2 – 6 tuổi. Mỗi trẻ có một lộ trình phát triển không hoàn toàn giống nhau nhưng sẽ có các cột mốc cơ bản giúp cho Ba mẹ tham khảo làm định hướng quan sát và đồng hành giúp trẻ phát triển tối ưu về cả thể chất – trí não – xã hội. Một số Thông tin kiến thức dưới đây mong rằng sẽ hữu ích với các gia đình có trẻ trong độ tuổi mầm non từ 2 – 6 tuổi.

📌 Trẻ 2 tuổi sẽ đạt được những gì?

phát triển

  • Di chuyển: Tự đi, lên bậc hoặc dốc thoải mà không cần dùng tay bám – Đi bộ lên và xuống cầu thang, có thể chạy, đá bóng, trèo lên và xuống một đồ vật mà không cần trợ giúp.

  • Vận động tinh: Xây dựng tháp sáu khối – Lật từng trang sách – Tự viết nguệch ngoạc – Có thể sử dụng một tay thường hơn tay kia.

  • Tự phục vụ: Mặc quần áo mà không cần trợ giúp (thường cởi quần áo tốt hơn mặc vào) – Gọi đòi những nhu cầu đơn giản như khát, đói, vệ sinh.

  • Ngôn ngữ: Nói được hai đến ba từ trong câu – Từ vựng tăng lên khoảng 50 – 300 từ – Sử dụng tên riêng để chỉ bản thân – Hiểu được câu lệnh với 2 yêu cầu “con nhặt bóng lên, rồi đưa cho thầy”.

  • Nhận diện: Nhận biết các chi tiết trong hình ảnh, các bộ phận cơ thể – Bắt chước hành vi của người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ lớn hơn.

  • Tính cách – Hành vi: Tính độc lập thể hiện ngày càng tăng – Bắt đầu thể hiện hành vi thách thức – “Không, Không, Không….!” là một phản ứng rất phổ biến đối với trẻ em ở độ tuổi này. Trẻ giận dữ khi bạn không thực hiện những gì trẻ muốn nhưng trẻ cũng quên rất nhanh – Bé tò mò hơn, thích khám phá – thử nghiệm mọi thứ, nếm thử, ấn và bóp thử.

  • Tính chiếm hữu: Bé không thích chia sẻ đồ đạc của mình và khẳng định quyền sở hữu với vật thuộc về mình. Bé cũng thích khám phá mọi thứ, vì vậy đồ chơi thường bị xé hoặc đập vỡ.

📌 Bí quyết đồng hành cùng con trong giai đoạn 2 tuổi:

phát triển

Trẻ hai tuổi đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh và cố gắng tập luyện để thành thạo các kỹ năng, tập tính độc lập và tìm hiểu mọi thứ để thỏa mãn trí tò mò của mình. Vì vậy, khi khó chịu, bé sẽ thường thể hiện sự tức giận. Hãy thử những cách sau:
• Tạo nhiều cơ hội để bé có thể khám phá và phát triển. Cho trẻ những đồ chơi mà bé có thể chạm, nhấn và nếm để kích thích trí tưởng tượng và thúc đẩy sự khám phá.
• Đánh lạc hướng khi trẻ bực bội bằng cách gợi ý để trẻ tham gia những hoạt động khác. Hoặc giúp đỡ nếu bé không thể làm được một điều gì đó.
• Trang bị những đồ chơi bền hơn và không dễ bị hỏng.

📌 Trẻ 3 tuổi sẽ đạt được những gì?

phát triển

  • Di chuyển: Có thể giữ thăng bằng trong thời gian ngắn trên một chân – Có thể leo cầu thang bằng chân luân phiên (không giữ tay vịn) – Có thể đạp xe ba bánh.

  • Vận động tinh: Bắt chước và vẽ hình với mẫu sẵn có . Xây dựng tháp 8 khối . Có khả năng kiểm soát bút tốt . Có thể cắt giấy bằng kéo. Có thể xâu các hạt lớn trên dây.

  • Nhận diện: Có thể sắp xếp các vật thể thành hình một cách đơn giản. Nhận dạng và xác định được hầu hết các vật thể.

  • Ngôn ngữ: Nâng vốn từ lên hàng trăm từ . Có thể nói các câu từ ba đến bốn tiếng, biết hỏi các câu hỏi thông thường . Sử dụng số nhiều và đại từ – Hiểu được khái niệm sở hữu “của bạn” “của mình” . Người lạ có thể hiểu hầu hết bé nói gì.
  • Xã hội: Xác định được tên, tuổi và giới tính (trai / gái).
  • Tự phục vụ: Có thể tự mặc quần áo, chỉ cần giúp bé buộc dây, thắt nút . Có thể tự xúc ăn mà không gặp khó khăn . Có thể kiểm soát việc đi vệ sinh kể cả ngày và đêm.
  • Tính cách – Hành vi: Trẻ em thường ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ ở độ tuổi này vì chúng thích làm hài lòng người lớn. Chúng thích chơi với những đứa trẻ khác, thích chia sẻ và quan tâm đến người khác. Tràn đầy năng lượng: bé rất hiếu động gần như mọi lúc mà không biết mệt mỏi.
  • Đặc biệt: Trí tưởng tượng cao . Bé thường chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của mình và chưa thể phân biệt được đâu là thực và đâu là tưởng tượng.
  • Bí quyết đồng hành cùng con trong giai đoạn 3 tuổi:

– Khen ngợi và khích lệ khi bé hoàn thành tốt công việc, vâng lời và giúp đỡ người khác.
– Tạo điều kiện để bé tham gia các trò chơi vận động nhưng cũng phải đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi.
– Dành thời gian để cùng bước vào thế giới tưởng tượng của trẻ.
– Tạo cơ hội để bé cùng chơi với anh chị và bạn bẻ của mình.

📌 Trẻ 4 tuổi sẽ đạt được những gì?

phát triển

  • Di chuyển: Đứng được trên một chân trong tối đa 5 giây . Có thể đá bóng về phía trước, bắt bóng nảy ra, ném bóng qua tay phối hợp.

  • Vận động tinh : Xây dựng một tòa tháp gồm 10 hình khối . Vẽ hình tròn và hình vuông . Vẽ một người với 2 – 4 bộ phận cơ thể. Sử dụng kéo. Bắt đầu viết được chữ viết hoa.
  • Ngôn ngữ: Có vốn từ vựng hơn 1.000 từ. Nói được câu bốn hoặc năm từ.

  • Nhận diện: Hiểu khái niệm về số đếm và có thể biết một vài số . Hiểu được câu mệnh lệnh bao gồm 3 mệnh lệnh liên tục.
  • Xã hội: Nhớ lại các phần của một câu chuyện đã được kể. Hiểu các khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Tính cách, Hành vi: Chơi, tranh luận với những đứa trẻ khác . Ham học hỏi: Đây là độ tuổi của rất nhiều câu hỏi. Ngay cả khi câu trả lời được đưa ra, đứa trẻ 4 tuổi vẫn tiếp tục hỏi “Tại sao?” Tràn đầy năng lượng và thích chia sẻ thời gian bên mọi người . Nhu cầu vận động cơ bắp cao của trẻ khiển trẻ tham gia hoạt động liên tục.

  • Đặc biệt: Nói nhiều . Do khả năng ngôn ngữ ngày càng cao nên trẻ có xu hướng nói liên tục . Khó đoán được cảm xúc của trẻ: trẻ em có thể bật cười và khóc cùng một lúc, đôi khi tức giận bất chợt nhưng cơn nóng giận sẽ nhanh chóng qua đi.

📌 Bí quyết đồng hành cùng con trong giai đoạn 4 tuổi:

• Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Nếu bạn không có câu trả lời. Hãy cùng trẻ tìm ra câu trả lời bằng cách tra cứu từ điển bách khoa, thư viện, v.v.
• Thúc đẩy trẻ phát triển các kỹ năng vận động: cho phép bé leo trèo, đi xe đạp, nhảy… nhưng vẫn đảm bảo môi trường phù hợp và an toàn cho trẻ.
• Nói chuyện và đọc truyện cho con nghe thường xuyên để giúp xây dựng kỹ năng từ vựng của bé.
• Tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, hãy để bé mời bạn về nhà chơi.

Clover Montessori

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *