fbpx

QUỲ GỐI GIAO TIẾP VỚI TRẺ – TẠI SAO LẠI CẦN THIẾT? 

Từ hay, ý đẹp và một chất giọng ngọt ngào chưa đủ để người lớn dễ dàng bước vào thế giới của trẻ. Nếu muốn giao tiếp với trẻ hiệu quả, hành động quỳ gối hạ trọng tâm của mình ngang bằng trẻ là điều cần thiết. 
 
Hành động quỳ gối khi giao tiếp cùng trẻ của ba mẹ 
 
Chỉ khi đặt vị trí của người lớn vào trẻ, chúng ta mới đủ hiểu và cảm nhận sâu sắc những mong cầu mãnh liệt về tâm lý của con. Chính lẽ đó, ngay từ những hành động nhỏ như quỳ xuống khi giao tiếp với trẻ, người lớn có thể kết nối với con nhiều hơn, đồng thời giúp trẻ phát triển cảm xúc và xây dựng tốt các mối quan hệ sau này. 
 

Ba mẹ – người “bạn thân” của trẻ 

 
Hành trình con lớn lên có sự đồng hành và giáo dục đúng cách của ba mẹ là một điều tuyệt vời. Khi ấy, trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương đủ đầy; dần hình thành nội lực mạnh mẽ và xây dựng tính cách phù hợp để bước ra thế giới rộng lớn. 
 
Thay vì giáo dục con theo cách răn đe, vô tình tạo bức tường ngăn cách, ba mẹ có thể ngẫm nhiều hơn về chuyện trở thành người “bạn thân” của trẻ. Hãy nhìn đứa trẻ, theo chân chúng và lắng nghe! Đây sẽ là cách giúp ba mẹ giao tiếp hiệu quả với con, loại bỏ khoảng cách về quyền uy giữa người lớn và trẻ nhỏ. 
 
Ba mẹ trở về phiên bản trẻ thơ để trò chuyện cùng con 
 
Khi trẻ có mong muốn được nói chuyện, ba mẹ hãy thử một lần vào vai phiên bản trẻ thơ, quỳ gối để hạ thấp trọng tâm sao cho vừa tầm mắt với trẻ. Có phải cuộc trò chuyện lúc này sẽ trở nên thoải mái, dễ nói như hai người bạn tâm sự cùng nhau. Hơn nữa, hành động này còn là tín hiệu giúp trẻ biết rằng, chúng luôn nhận được sự yêu thương và chở che của ba mẹ – người đã luôn kiên nhẫn và thật sự tập trung vào những điều con chia sẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn những lời dạy, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ hình thành nhân cách, xây dựng tư duy và kỹ năng mềm cần thiết. 
 

Quỳ gối khi giao tiếp – bài học tôn trọng 

 
Ánh mắt và cử chỉ âu yếm dịu dàng của người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái tiếp nhận thông tin. Không chỉ ba mẹ, đội ngũ giáo viên tại Clover luôn mong muốn trao đi những điều tử tế đến trẻ, cho phép chúng cảm nhận được sự bình đẳng giữa trẻ và người lớn. Bởi lẽ, thế giới của trẻ là thế giới của “người tí hon”. 
 
Trên thực tế, trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn về bài học tôn trọng khi thầy cô giáo Clover làm gương cho trẻ qua hành động quỳ gối, hạ trọng tâm khi giao tiếp với chúng. Trẻ hoàn toàn cảm nhận được sự gần gũi để xóa bỏ khoảng cách giữa trẻ con – người lớn; giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động bày tỏ, diễn đạt ý kiến hoặc mong muốn của bản thân. 
 
Bên cạnh đó, qua cách tiếp xúc với khoảng cách gần, giáo viên Clover Montessori có thể hiểu hơn về tính cách, cảm xúc, những biểu đạt và mong muốn… giúp trẻ hoàn thiện bản thân tốt lên từng ngày. 
 
Giáo viên Clover Montessori quỳ gối khi giao tiếp với trẻ 
 
Đội ngũ chuyên môn Clover Montessori tâm niệm luôn trao đến trẻ những giá trị tốt đẹp, tạo cho trẻ một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, tràn ngập tình yêu thương. Bởi một đứa trẻ đủ lòng bao dung, hạnh phúc và cởi mở sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống. 
 
Văn hóa quỳ gối của người Nhật 
 
Trong tiếng Nhật “quỳ” có nghĩa là “ngồi thẳng”, là một kiểu ngồi mang tính trang trọng của người Nhật Bản. Kiểu ngồi này thường sử dụng trong các hoạt động văn hóa truyền thống như hoa đạo (Ikebana), trà đạo (Chanoyu), kiếm đạo (Kendo); hoặc những nghi thức trong cuộc sống như hôn lễ, tang lễ và khi cạn ly trước lúc bắt đầu bữa tiệc…  
 
Được biết đến là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất thế giới, thế nhưng đến nay với người dân Nhật Bản văn hóa quỳ gối vẫn được lưu truyền. Người dân xứ sở hoa anh đào quan niệm rằng nghi thức quỳ gối khi giao tiếp thể hiện sự tôn kính và trân trọng.  
 
– Cô Nguyễn Thị Hồng Dung – Hiệu phó Cơ sở Phú Mỹ Hưng –   
 
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.