Thật là hạnh phúc nếu bỗng một ngày trẻ của bạn bật tiếng nói “Ba, pa…” hay sung sướng hơn là “ Con ..yêu … mẹ” dù cho là những tiếng nói còn rời rạc, chưa liền mạch. Đó luôn là niềm mong mỏi, khao sát của các ông bố, bà mẹ khi trông ngóng những câu nói bặp bẹ từ bé yêu của mình. Hay đó là nỗi niềm lo lắng, thổn thức của cha mẹ khi bé yêu đến tuổi vẫn chưa cất tiếng nói.
Chính vì vậy, “khi nào trẻ biết nói?” luôn là nỗi xót xa, bâng khuâng của bậc làm cha mẹ và bài chia sẻ này sẽ vén bức màn bí mật đó một cách rõ ràng và trọn vẹn.
“Con mày biết nói chưa? Nó chưa nói được vì nó chậm lắm không lanh như còn mày”
“Sao cháu nội không nói như đứa hàng xóm vậy con?”…
Điều đầu tiên mà ba mẹ cần phải ghi nhớ là mỗi trẻ là một thực thể, mỗi cá nhân riêng biệt với đặc điểm thể trạng và các mốc phát triển hoàn toàn khác nhau tại mỗi thời điểm. Đơn giản là không trẻ nào giống trẻ nào và trẻ sẽ đạt mức phát triển chỉ khi và khi trẻ sẵn sàng. Do vậy, cha mẹ không nên so sánh sự phát triển của con mình với “con người hàng xóm” hay “cháu của bạn bè” vì như thế sẽ vô tình tạo áp lực cho bản thân mình và cho chính trẻ. Điều mà mẹ cần làm đó là tìm hiểu thời gian nào trẻ biết nói, bằng cách đọc và nhớ thật sâu những bí mật được tiết lộ qua bài viết này.
Cha mẹ có biết rằng, trước khi bé nói bằng một ngôn ngữ thực sự: tiếng Việt hay tiếng Anh, trẻ chỉ bập bẹ, thủ thỉ hay gọi là chơi với âm thanh. Cột mốc quan trọng cho bé nói chuyện xảy ra trong ba năm đầu đời khi bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng. Trong thời gian đó, lời nói của bé phụ thuộc vào kỹ năng nói chuyện với con của bạn. Sự thật là “sự trò chuyện” với con lần đầu tiên là không lời và xảy ra ngay sau khi sinh. Em bé của bạn nhăn mặt, khóc và vặn vẹo để thể hiện một loạt các cảm xúc và nhu cầu thể chất. Từ sợ hãi và đói đến sự khó chịu nào đó. Các bậc cha mẹ luôn học cách lắng nghe, giải thích tiếng khóc khác nhau của con mình nào là cho bú sữa, nào là con muốn ẵm, nào là con muốn tè,ị…đó là sự trò chuyện không lời đầu tiên.
Vậy bé biết nói có phải là lúc bé thực hiện buổi trò chuyện đầu tiên với ba mẹ ngày lúc vừa mới sinh? Tất nhiên là không bởi vì lúc bấy giờ chỉ là những ngôn ngữ của cơ thể để diễn đạt trong thế giới vừa xa lạ vừa ồn ào đối với trẻ. Vậy trẻ biết nói khi nào? Để trả lời câu hỏi này ba mẹ cần phải biết để học một ngôn ngữ nói được, giao tiếp được thành thạo, thì điều đầu tiên là phải học, khi học đủ thì sẽ nói được rồi giao tiếp được. Đối với trẻ cũng như thế, trẻ cũng học như người lớn nhưng khác một chút là trẻ học từ khi còn trong bào thai cho đến khi trẻ được sinh ra rồi 1 tuổi, 2 tuổi đến khi trẻ có thể bật tiếng nói. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quá trình trẻ học nói như thế nào để tìm ra chìa khoá trả lời bao giờ trẻ biết nói nhé.
Từ tuần thai thứ 18 trẻ đi, trẻ đã có thể nghe âm thanh đơn giản và nhạy cảm với tiếng ồn. Đó là thời gian trẻ bắt đầu học và phản ứng với âm thanh – Trẻ học nghe, nghe được nhiều loại âm thanh và đến tháng thứ 6 trở đi trẻ có thể nghe âm thanh các bài nhạc, tiếng nói thì thầm của ba mẹ khi trò chuyện với trẻ đồng thời trẻ phản ứng bằng cách đạp (thai máy).
Đó lý giải vì sao ba mẹ học thai giáo từ ban đầu để giúp trẻ phát triển thuận lợi. Sau khi trẻ chào đời đến 3 tháng tuổi, trẻ sẽ luôn lắng nghe giọng nói, quan sát khuôn mặt khi có người nói chuyện. Đồng thời trẻ thường thích những giọng nói, âm thanh và âm nhạc khác có thể nghe thấy xung quanh ngoài căn phòng. Đến cuối ba tháng, các bé bắt đầu những tiếng ê a. Khi được 6 tháng, trẻ bắt đầu bập bẹ với những âm thanh khác nhau. Trẻ có thể nói “ba-ba” hoặc “ma-ma.”
Đến cuối tháng thứ sáu hoặc thứ bảy, trẻ có thể đáp lại khi được gọi tên của chính mình, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trẻ cũng có thể sử dụng giọng điệu để nói rằng trẻ đang vui hay buồn. Một số cha mẹ háo hức diễn giải một chuỗi tiếng “ma ma” như những từ đầu tiên của con – “ba ơi”. Nhưng bập bẹ ở tuổi này thường vẫn được tạo thành từ các âm tiết ngẫu nhiên mà không có ý nghĩa thực sự. Sau 9 tháng, trẻ có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”.
Bé cũng có thể bắt đầu biết diễn tả bằng nhiều tông giọng khác nhau. Bạn sẽ bất ngờ khi giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn.Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi, hầu hết trẻ bắt đầu nói một vài từ đơn giản như “mama” và “baba” vào cuối 12 tháng. Và bây giờ chúng đã biết những gì chúng đang nói. Sau 12 tháng, số từ mà trẻ học được sẽ tăng dần, trung bình tăng khoảng 1 từ/tuần. Trẻ đã biết trả lời – hoặc ít nhất là hiểu, nếu không tuân theo – các yêu cầu đơn giản của bạn, chẳng hạn như “Hãy đặt nó xuống.”Giai đoạn 18 tháng tuổi, trẻ ở độ tuổi này nói một số từ đơn giản và có thể chỉ vào người, đồ vật và các bộ phận cơ thể bạn đặt tên cho chúng.
Trẻ lặp lại những từ hoặc âm thanh mà trẻ nghe bạn nói, giống như từ cuối cùng trong câu. Nhưng ở tuổi này, bé vẫn chưa nói tròn vành rõ chữ được. Đến 2 tuổi, vốn từ của trẻ đã khá nhiều, khoảng > 50 từ, và trẻ đã nói được cụm 2 từ. Trẻ bắt đầu biết xâu chuỗi một vài từ trong các cụm từ ngắn từ hai đến bốn từ, chẳng hạn như “tạm biệt mẹ” hoặc “ bái bai”. Trẻ đang học rằng các từ có nghĩa nhiều hơn các đơn âm. Trẻ lên 3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ sẽ mở rộng nhanh chóng.
Sự hiểu biết về ngôn ngữ tượng trưng và trừu tượng của trẻ phát triển hơn, ví dụ như “bây giờ”, những cảm giác như “buồn” và các khái niệm không gian. Lúc này, bé đã nói được các cụm 3 từ, bé biết đặt câu hỏi, biết kể chuyện. Như vậy, trẻ luôn học và thực hành mọi lúc mọi nơi từ khi là bào thai lúc 18 tuần tuổi. Và khi chúng ta hiểu được những điều trẻ bật nói, đáp ứng nhu cầu của trẻ thì đó là lúc trẻ biết nói.
Từ thời điểm đó về sau trẻ sẽ tiếp tục học và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình qua việc tiếp thu vốn từ, quan sát cảm xúc và sự kiện xảy ra xung quanh mình.
Tóm lại, phát triển lời nói, ngôn ngữ là vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chính các bậc cha mẹ sẽ là người luôn theo dõi sát sao bên trẻ. Mỗi trẻ đều có sự phát triển của riêng mình, những cột mốc chung chỉ mang tính chất tương đối. Hy vọng bài viết đã vén được bức màn bí mật của mỗi gia đình về trẻ biết nói khi nào và nhiệm vụ của ba mẹ là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học, thực hành mọi lúc mọi nơi và đặc biệt như đã nói ở trên “Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, có những đặc điểm khác nhau nên đừng so sánh trẻ với bất cứ hình thức nào. Hãy giúp trẻ có môi trường và cơ hội phát triển tự nhiên và tốt nhất.”
Tác giả: Thành Tấn
HỆ THỐNG MẦM NON CLOVER MONTESSORI
HOTLINE: 1800 6663 (miễn phí) – 0919292088
Website: www.clover.edu.vn
CS1: 169-171 Đường số 5, KĐT Lake View City, P.An Phú, Q2, TP.HCM
CS2: A0.01-08, Scenic valley 2, KĐT Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM
Xe bus đưa đón trẻ theo tuyến