fbpx

NHỮNG GIAI ĐOẠN TRẺ HỌC NÓI CHẮC CHẮN BA MẸ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Khi đã có con nhỏ, ba mẹ luôn quan tâm đến quá trình phát triển của con, mong muốn được biết các mốc phát triển theo độ tuổi để nắm được con mình đã đạt được đến đâu và can thiệp kịp thời. Và chắc hẳn sẽ có những thắc mắc chung như trẻ mấy tháng biết nói, dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Hãy cùng Hệ thống trường mầm non Clover Montessori tìm hiểu về những giai đoạn trẻ học nói chắc chắn ba mẹ không nên bỏ lỡ qua bài viết sau nhé!

Trên thực tế, có rất nhiều ba mẹ lầm tưởng rằng trẻ chỉ học nói khi bắt đầu phát âm được các từ có nghĩa như ba, mẹ, bà, …điều nhằm lẫn ấy thật sự tai hại nó dẫn đến việc ba mẹ đã bỏ lỡ sự tác động vào quá trình học nói vô cùng quan trọng của trẻ trước đó.

Trước khi biết nói tiếng mẹ đẻ thực sự hoặc học một ngôn ngữ khác, trẻ sẽ bập bẹ, thì thầm và chơi đùa với âm thanh. Vậy trẻ bao nhiêu tháng biết nói? Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-3 tuổi để giúp bố mẹ có được câu trả lời.

Các mốc tập nói của trẻ:

Các cột mốc quan trọng của quá trình bé tập nói xuất hiện trong 3 năm đầu đời – khi mà bộ não đang phát triển nhanh chóng. Thời điểm mà bạn nghe được những lời đầu tiên của bé phụ thuộc vào môi trường tác động và kỹ năng riêng của mỗi trẻ.

Từ 0 đến 3 tháng tuổi:

Khi được 3 tháng tuổi, em bé sẽ lắng nghe giọng nói và quan sát khuôn mặt của bạn khi bạn nói chuyện. Trẻ cũng quay đầu về phía những giọng nói, âm thanh, biết cử động môi và hào hứng nghe thấy tiếng nhạc xung quanh nhà. Trẻ thích nghe giọng nói ấm áp hơn là giọng ồm ồm chói tay, đặc biệt trẻ thích nghe những âm thành quen thuộc đã được nghe khi còn trong bụng mẹ. Trẻ cũng biết phân biệt đâu là âm thanh đâu là giọng nói. Giai đoạn này, ngôn ngữ chủ yếu của trẻ là tiếng khóc, trẻ có thể phát ra những âm thanh đầu đời như “ahhh”, “ummm”, “eeee” …

Từ 3 đến 6 tháng tuổi:

Từ 3 – 6 tháng tuổi, trẻ biết phát ra các âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ những từ như “bahh”, “muhhh”. Đây là những âm thanh ngẫu nhiên chứ không phải tiếng gọi ba hoặc mẹ. Bé biết cười thành tiếng. Đồng thời, trẻ cũng biết điều chỉnh lên xuống ngữ điệu để thể hiện cảm xúc. Các tiếng khóc khi đói, hoặc khi báo hiệu nhu cầu cho người lớn sẽ khác nhau. Do đó, ba mẹ nên chú ý ngữ điệu của trẻ để biết được trẻ đang muốn điều gì.

Từ 6 đến 9 tháng tuổi:

Đầu tháng 7, trẻ đã biết phản ứng khi có người gọi tên mình. Bước sang tháng 9, trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ cơ bản mà ba mẹ hay dùng. Trẻ cũng thích lắng nghe người xung quanh nói chuyện và bắt chước theo bằng những âm “ê”, “a” … Tuy nhiên chưa nói được thanh từ hoàn chỉnh nhưng ngữ điệu của trẻ cũng đa dạng hơn. Trẻ bắt đầu biết dùng thêm cử chỉ để thể hiện ý muốn. Khi muốn lấy món đồ nào, trẻ sẽ nhìn và chỉ món đó rồi kêu “aaaaa”. Hiểu được người lớn nói “không” hoặc khi khóc sẽ vẫy tay để báo hiệu mình đang không đồng tình.

Từ 9 đến 12 tháng:

Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?”. Khi bé tròn 12 tháng, trẻ đã biết gọi ba, mẹ và một vài từ đơn giản mà ba mẹ thường dùng. Giai đoạn này, trẻ sẽ nói nhiều hơn trước nhưng các âm thanh nhưng còn chưa rõ. Trẻ hiểu được các câu lệnh đơn giản mà ba mẹ hay dùng như ngồi xuống, chỉ vào một món đồ… Tuy trẻ hiểu nhưng không chắc chắn là trẻ sẽ làm theo. Trẻ biết sử dụng các động tác đơn giản như lắc đầu hay vẫy tay chào.

Từ 12 đến 18 tháng:

Nhu cầu giao tiếp của trẻ tăng cao, trẻ chủ động bắt chuyện với người lớn để trao đổi thông tin. Trẻ nói được đa dạng các từ đơn như cá, gà, chó, … thường xuyên đặt những câu hỏi như “cái gì?” “ai?” … Giai đoạn này, vốn từ vựng của trẻ được mở rộng một cách nhanh chóng, trẻ nhớ rất lâu. Trẻ thích thú khi được nghe nhạc và sẵn sàng vận động theo nhịp điệu cũng như lời của bài hát.

Từ 18 đến 24 tháng:

Trẻ ở độ tuổi này có thể nhận dạng và sẽ gọi tên được người quen, con vật và một số đồ vật quen thuộc. Trẻ còn lặp lại những từ hoặc âm thanh nghe được từ người lớn, chẳng hạn như từ cuối cùng trong câu. Nhưng bé thường không nói rõ ràng một từ, ví dụ từ “cho” để chỉ “chó” khi bé tập nói tên các con vật, hoặc “ngón” cho “ngon”. Từ 20 tháng tuổi trở đi cũng là lúc bố mẹ có thể cho bé làm quen với tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ thứ 2 khác.

Đây cũng là giai đoạn vô cùng thích hợp để ba mẹ cho con đến trường. Khi ba mẹ cho trẻ cơ hội tiếp xúc với môi trường xã hội mới với các bạn cùng độ tuổi, được tham gia da dạng các hoạt động,… trẻ sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, vốn từ vựng trở nên đa dạng và giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ mà trẻ đang mắc phải.

Từ 24 đến 36 tháng:

Khi trẻ được 2 tuổi, vốn từ vựng của trẻ là 50 – 100 từ, có thể lên đến 200 từ. Trẻ có thể sử dụng các cụm từ ngắn từ 2 -3 từ và các câu đơn giản. Các câu từ của bé cùng rõ ràng hơn. Giai đoạn từ 24 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt trội. Khi đến 3 tuổi, trẻ có thể giải thích nghĩa của một số từ cơ bản, hiểu được lời nói, lời dạy của ba mẹ. Trẻ bắt đầu biết phân biệt các màu sắc, các bộ phận cơ thể, … và có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Điều quan trọng nhất ba mẹ cần ghi nhớ là mỗi bé có một đặc điểm thể trạng và những cột mốc phát triển riêng biệt ở những thời điểm khác nhau. Con bạn sẽ đạt được cột mốc đó khi bé đã sẵn sàng. Vì vậy, đừng so sánh sự phát triển của bé với “con nhà hàng xóm”. Điều ba mẹ cần làm là tìm hiểu về những cột mốc phát triển quan trọng mà con đã đạt được để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường.

Những cột mốc ngôn ngữ nêu trên sẽ giúp ba mẹ dễ dàng so sánh với mức độ phát triển của trẻ, từ đó ba mẹ có thể xác định được trẻ của mình có chậm nói hay không, hay gặp phải các vấn đề liên quan khác.

Những biểu hiện của trẻ chậm nói:

Ở trẻ, khả năng nghe sẽ phát triển trước khả năng nói. Trẻ em có thể hiểu những gì bạn nói từ lâu trước khi chúng nói được những từ đó rõ ràng. Nhiều trẻ học nói lúc đầu chỉ sử dụng 1 – 2 hai từ, lúc này thật ra chúng đã hiểu khoảng 25 từ trở lên.

Trên thực tế, khả năng nói của mỗi trẻ là khác nhau và tốc độ phát triển cũng khác nhau, ba mẹ không nên tạo áp lực cho trẻ. Nhưng nếu trẻ có các dấu hiệu chậm nói sau đây nên đưa trẻ đi kiểm tra hoặc có giải pháp can thiệp kịp thời:

  • Trẻ 7 tháng nhưng không có phản ứng gì với âm thanh.
  • Trẻ từ 12 tháng không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ 16 tháng tuổi vẫn không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi ba mẹ hỏi.
  • Trẻ 18 tháng không bắt chước được lời nói nào, vẫn không nói các từ đơn giản như mẹ, ba.
  • Khi trẻ được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ, không hiểu các câu yêu cầu đơn giản hoặc các câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước….
  • Trẻ từ 2 -3 tuổi thường xuyên không trả lời mà chỉ lập lại câu hỏi.

Cách để dạy trẻ chậm nói:

Dạy trẻ học nói là một quá trình, đòi hỏi ba mẹ phải vô cùng kiên nhẫn và thật sự tinh tế. Đặc biệt, đối với trẻ có dấu hiệu chậm nói, ba mẹ không nên nôn nóng, gò ép trẻ nói khi trẻ không muốn. Dưới đây là 10 phương pháp hữu ích nhất mà ba mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ cải thiện vấn đề chậm nói:

1. Quan sát trẻ

Trẻ em thường dùng hành động thay cho lời nói, chẳng hạng như trẻ đưa hai tay lên để nói rằng “muốn được bế”, đưa cho bạn một món đồ chơi để nói “hãy chơi cùng con” hoặc đẩy thức ăn ra khỏi đĩa để nói “đã no”. Những lúc ấy ba mẹ nên mỉm cười, nhìn trẻ và trả lời để khuyến khích nỗ lực giao tiếp không lời ban đầu này của con, không nên đáp ứng ngay nhu cầu thông qua hành động của trẻ.

2. Lắng nghe trẻ

Hãy chú ý đến những tín hiệu lời nói của trẻ, tiếng thỏ thẻ và bập bẹ, và hãy phản hồi bằng những âm điệu, từ ngữ tương tự. Trẻ luôn cố gắng bắt chước âm thanh mà ba mẹ tạo ra, đồng thời thay đổi cao độ và âm sắc để phù hợp với ngôn ngữ mà trẻ nghe được xung quanh. Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để lắng nghe và cùng trò chuyện với con.

3. Khen ngợi trẻ

Mỉm cười và tán thưởng tất cả những nỗ lực của trẻ dù nhỏ nhất khi trẻ tập nói. Trẻ em sẽ cảm nhận được sức mạnh của lời nói thông qua phản ứng của người lớn xung quanh. Từ đó, trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, không ngại bị phán xét khi trẻ nói chưa đúng.

4. Làm mẫu cho trẻ

Trẻ em rất thích nghe giọng nói của ba mẹ, nên khi ba mẹ nói chuyện với con sẽ giúp con phát triển kỹ năng nói. Bạn càng trò chuyện nhiều với con, con sẽ càng cố gắng học nói nhiều hơn. Hãy dùng những từ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác, chú ý phát âm đúng trò vành rõ chữ và quan trọng nhất là đảm bảo trẻ thấy được khẩu hình miệng của ba mẹ khi làm mẫu.

5. Khuyến khích trẻ nói lên nhu cầu

Nếu bé chỉ tay vào bàn và cố tình tạo ra những tiếng ồn ào, đừng chỉ ngầm hiểu và lẳng lặng đưa cho bé chiếc bánh hoặc que kẹo. Thay vào đó, hãy hỏi trẻ: “Con có muốn ăn thêm bánh không? Những chiếc bánh phô mai này rất ngon, đúng không?”. Nếu đúng, hãy yêu cầu trẻ nói lên mong muốn của trẻ rồi ba mẹ hãy đưa bánh hoặc kẹo cho trẻ. Tạo cho trẻ thôi quen sử dụng lời nói trong giao tiếp.

6. Tường thuật cho trẻ nghe

Hãy nói về những gì ba mẹ đang làm khi giặt giũ, thay quần áo, tắm và cho con ăn. Ví dụ “Hôm nay con sẽ mặc chiếc áo màu xanh dương này” hoặc “Mẹ đang cắt nhỏ thịt gà cho con ăn”. Việc này giúp trẻ kết nối những gì nghe được từ ba mẹ với những đối tượng và trải nghiệm đang diễn ra xung quanh trẻ.

7. Kiên nhẫn với trẻ

Ngay cả khi ba mẹ không hiểu trẻ nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bạn đoán được và hỏi trẻ xem liệu có phải đúng như vậy không. Tiếp tục dành cho trẻ sự chú ý và tình yêu thương để trẻ cảm thấy được lắng nghe, được khuyến khích khi trẻ cố gắng trình bày.

8. Hãy để trẻ dẫn dắt

Trong khi đang chơi đùa cùng trẻ, hãy dự đoán trước tình huống, cố tình làm theo mong muốn và dẫn dắt của con. Điều này giúp bé thấy hứng thú trong giao tiếp, chủ động tương tác 2 chiều nói và nghe, một người dẫn dắt và người kia đáp lại. Hình thành thói quen giao tiếp chủ động cho trẻ.

9. Chơi đùa cùng nhau

Đa dạng các trò chơi, các tình huống thực tế, luyện phản xạ và cách xử lý tình huống của trẻ, phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Sẽ thật tuyệt vời khi trẻ được chơi đùa với các bạn cùng độ tuổi, sự trao đổi qua lại trong khi chơi sẽ là cơ hội tốt nhất để trẻ học được cách trình bày quan điểm cá nhân, khả năng thuyết phục, trao dồi them vốn từ và tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.

10. Đọc sách

Trẻ nhỏ chính là những người thích đọc sách truyện nhất. Việc đọc cho trẻ quyển truyện tranh phù hợp sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và cảm giác thư giãn. Thông qua truyện tranh, sách ảnh trí tưởng tượng của trẻ được khơi gợi, những câu hỏi gợi mở của ba mẹ sẽ kích thích tư duy của trẻ, trẻ sẽ tìm kiếm những tình huống những từ ngữ phù hợp với hình ảnh để tạo nên một câu chuyện cho riêng mình.

Qua bài viết trên Hệ thống trường mầm non Clover Montessori hy vọng ba mẹ đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: “Trẻ học nói khi nào?”, có thể nhận ra các dấu hiệu nếu con mình chẳng may bị chậm nói và mong muốn được chia sẻ những lo lắng của ba mẹ thông qua 10 phương pháp giúp trẻ chậm nói mà Clover đang sử dụng.

Chúc ba mẹ sớm thành công và chúc con đạt được những cột mốc phát triển quan trọng của mình.

Hãy thường xuyên truy cập website Clover.edu.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho các bạn nhỏ ba mẹ nhé!

Hệ thống trường mần non Clover Montessori – Nơi thiên tư phát triển tự nhiên Clover Montessori là Hệ thống Trường mầm non ứng dụng Phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori. Phương pháp giáo dục được sáng lập trên 100 năm và được áp dụng trên 100 quốc gia.

6 lý do Bạn nên cho con của mình học tại trường Clover Montessori:

  1. Nơi con được an toàn về tâm lý và thể lý
  2. Phát triển tài năng từ sớm của trẻ
  3. Môi trường thu hút trẻ trong 5 ngày đầu tiên
  4. Hành trang vào lớp 1
  5. Chương trình tiếng Anh song ngữ
  6. Hoạt động ngoại khóa đa dạng

Tác giả: Ánh Trăng

HỆ THỐNG MẦM NON CLOVER MONTESSORI

HOTLINE: 1800 6663 (miễn phí) – 0919292088

Website: www.clover.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/Clover.edu.vn 

CS1: 169-171 Đường số 5, KĐT Lake View City, P.An Phú, Q2, TP.HCM

CS2: A0.01-08, Scenic valley 2, KĐT Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM

Xe bus đưa đón trẻ theo tuyến