Cha mẹ thường muốn con mình luôn luôn được thông minh và khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để có thể giúp trẻ phát huy được trí thông minh một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Clover tìm hiểu các cách rèn luyện trí thông minh của trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đừng làm gián đoạn giấc ngủ của bé
Hãy đảm bảo giấc ngủ của bé mỗi ngày nhé ba mẹ! Nếu bé bị thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc thì sẽ làm giảm đi rất nhiều khả năng nhận thức của bé vì não bé thường sẽ phát triển rất nhanh trong khi bé ngủ. Đây là lúc mà các dây thần kinh được liên kết với nhau, đặc biệt là liên kết giữa giữa hai bán cầu nãi trái và phải của bé. Nếu như các bé ngủ đầy đủ giấc thì khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ tốt hơn đồng thời cũng làm tăng sự tập trung và chú ý ở bé.
2. Đọc sách cho bé nghe
Hầu hết các ông bố bà mẹ ở Việt Nam rất ít khi đọc sách cho con nghe. Đa số họ đều nghĩ con còn quá nhỏ để có thể hiểu được, nhưng điều đó hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm! Mặc dù chúng chưa biết được đó là gì nhưng chúng cũng bước đầu hình thành ý niệm về một cuốn sách thì như thế nào. Bạn có thể thấy là trẻ luôn lật lật các trang sách về đến trang cuối cùng. Chúng cũng sẽ hiểu được nhiều nội dung của những cuốn sách dựa trên những gì ba mẹ đọc và giải thích cho chúng nghe mỗi ngày.
3. Sử dụng các tấm thẻ để dạy bé học
Đây là một trong những cách rèn luyện trí thông minh cho trẻ được rất nhiều phụ huynh chọn. Ba mẹ có thể tự làm chúng theo những chủ đề mà mình muốn dạy bé. Để làm được các thẻ này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị: những mảnh bìa cứng, cắt vuông vức tầm một quân bài. Bạn có thể ghi các chữ cái, số hay những hình ảnh nhiều màu sắc để thu hút bé. Nên cho con chơi với các tấm thẻ này mỗi ngày vì có tác dụng ghi nhớ và kích thích não trẻ rất cao.
4. Thường xuyên nói chuyện với bé
Đây là cách giúp trẻ có thể được gần gũi với cha mẹ hơn. Đồng thời việc thường xuyên nói chuyện với bé sẽ giúp tăng kỹ năng xử lý ngôn ngữ và giúp bé có được nhiều vốn từ hơn khi bé được 18 tháng. Nói chuyện nhiều sẽ giúp bé học được cách chuyển động của môi; cách lắng nghe và cách phát âm từ ngữ.
Bạn đừng nghĩ rằng nói chuyện với bé là sẽ rất tốn thời gian vì có thể bé cũng chẳng hiểu điều bạn đang nói. Bạn đừng bao giờ có suy nghĩ như thế nhé! Vì nếu bạn thường xuyên nói chuyện thì việc lặp lại các từ sẽ nhiều hơn; qua đó cũng làm tăng trí nhớ, giúp bé dễ dàng liên kết các đối tượng và từ ngữ lại với nhau hơn.
5. Đừng quản lý trẻ bằng công nghệ
Đừng nên lạm dụng các loại thiết bị công nghệ như: TV, iPad, thậm chí cả những chương trình ca nhạc thiếu nhi hay những phần mềm dành cho trẻ em… trên các thiết bị tân tiến để làm bảo mẫu cho việc trông con thay bố mẹ.
Nhiều phụ huynh đôi khi quá bận rộn với công việc nên cứ cho con dính lấy cái TV để bản thân có thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Tuy nhiên, các phụ huynh không nên quá lạm dụng vào điều đó. Vì nếu cho con xem TV nhiều quá mức sẽ khiến trẻ chậm nói, thụ động và không chú ý gì tới xung quanh; đôi khi tệ hơn đó là làm cho trẻ bị tự kỉ,… hơn hết nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực của con.
Thế nên cha mẹ hãy quan tâm, chăm sóc và chơi với con nhiều hơn, tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên như chơi trên thảm cỏ ở công viên sẽ giúp bé được thoải mái hơn và vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, một môi trường tự nhiên mát mẻ sẽ giúp bé thư giãn và tăng cường chức năng của não.
6. Dạy con cách lựa chọn và cho bé được quyền lựa chọn
Hầu hết các ông bố bà mẹ luôn có thói quen tự quyết định mọi thứ cho con vì họ nghĩ họ sẽ chọn những thứ tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên, những thứ bạn làm có thực sự là điều mà bé muốn? Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển khả năng nhận thức ở trẻ. Vậy nên hãy để con tự chọn màu sắc, hương vị, con người và hình dạng hay những thứ con thích nhằm làm tăng khả năng đưa ra quyết định của bé.
Ví dụ: vào bữa ăn thay vì ép con phải ăn món này món kia để có đầy đủ chất; thì bạn hãy hỏi con muốn ăn món nào. Việc này cũng giúp bé sẽ ăn nhiều hơn vì được ăn món mình thích.
7. Dạy con học thêm 1-2 ngôn ngữ mới
Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng tiếng Việt bé còn chưa học được thì lấy gì có thể học được những ngôn ngữ khác. Nhưng trên thực tế, theo các nhà khoa học thì khoảng thời gian từ 2-5 tuổi là thời gian mà não bé tiếp thu cực kỳ nhanh nên rất thích hợp dạy thêm cho bé một ngoại ngữ khác. Việc học thêm ngôn ngữ khác vào thời điểm này không hề khiến trẻ bị rối loạn hay nhầm lẫn ngôn ngữ như nhiều ba mẹ nghĩ. Thời gian này trẻ sẽ tiếp thu dễ dàng hơn vì càng lớn chúng ta sẽ càng khó học và tiếp thu như khi còn nhỏ.
8. Tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với môi trường xung quanh
Cha mẹ đừng nên sợ con bốc đồ bẩn hay chơi với cát! Hãy để cho bé được tự tiếp xúc và cảm nhận mọi đồ vật xung quanh qua đôi bàn tay của mình. Tuy nhiên cần tránh những vật nhọn và có khả năng gây nguy hiểm cho con: dao, kéo, ghim bấm,…
Đây là cách bé nhận biết về thế giới xung quanh mình. Bạn chỉ cần đảm bảo đừng để con cho chúng vào miệng là được nếu đó không phải đồ ăn hay những thứ có thể ăn được.
Nên dành nhiều thời gian cho bé chơi với bạn bè và mọi người trong gia đình. Sẽ giúp bé học được nhiều điều mới từ môi trường sống xung quanh bé. Bởi vì tiếp xúc càng nhiều bé sẽ càng có cơ hội học được nhiều thứ.
9. Nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều bác sĩ cho rằng có thể cai sữa cho con khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, có hàng trăm nghiên cứu cho rằng sữa mẹ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ. Việc cho con bú lâu dài có thể rất rắc rối và ảnh hưởng nhiều đến mẹ nhưng lại giúp rất nhiều cho sự phát triển não bộ của trẻ.
10. Luôn để con thấy những việc ba mẹ làm và làm thật chậm rãi
Khi ba mẹ đánh răng, thay quần áo, làm vệ sinh nhà cửa… thì nên để cho con được quan sát khi bạn làm và nếu được thì hãy cho bé thử làm cùng. Mặc dù việc này sẽ khiến công việc bị chậm đi rất nhiều và tốn rất nhiều thời gian nhưng qua đó trẻ sẽ tiếp thu dễ dàng hơn và nhanh hơn thông qua việc được thực hành.
11. Để cho người khác bế em bé
Đừng quá lo lắng việc đưa con mình cho bạn bè hay người thân bế bé nhé. Chỉ cần người đối diện sạch sẽ, có thể tin tưởng được và biết bế em bé, thì hãy cho họ bế con mình. Việc cho phép mọi người bế con sẽ giúp bé được tìm hiểu về các đặc điểm riêng của từng cá thể khác nhau. Đồng thời tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp trẻ mạnh dạn, năng động và phát triển kỹ năng xã hội hơn. Sau này bạn sẽ dễ dàng dạy bé phân biệt được đâu là người lạ, đâu là người quen, đâu là người tốt và đâu là người xấu.
12.Cho phép con soi gương
Hãy cho phép bé nhìn ngắm mình trong gương và tự khám phá về khuôn mặt, hình dáng của mình. Ban đầu, bé sẽ không biết được người trong gương là bản thân mình đâu. Tuy nhiên, sau này khi tiếp xúc nhiều, não bé sẽ có sự ghi nhận và tự động liên kết để hình thành khái niệm về chính bản thân mình trong gương.
Khi bé biết người trong gương chính là bé? Hãy bôi một màu son lên mũi hay má của con, sau đó để con soi gương, nếu bạn thấy bé đưa tay sờ vào vết son tức là bé đã nhận biết được rồi đấy. Nếu bé chỉ sờ vào vết son trên gương, thì ba mẹ có thể thử lại lần khác nhé.
Xem thêm: Cách dạy con sống tự lập