Hiện nay có khá nhiều trẻ đến khám tại bệnh viện với lý do chậm nói. “Chậm nói” hay “chậm phát triển ngôn ngữ” bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tương tác đúng cách để phát huy tối đa ngôn ngữ của con. Các chuyên gia tin rằng thường xuyên trò chuyện với con là một trong những cách hiệu quả nhất để dành cho con sự khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp con của bạn nhanh biết nói để gọi “ba”, “mẹ” đấy. Dưới đây là 12 cách làm chắc chắn thành công để trẻ nhanh biết nói.
1. Luyện ngôn ngữ cho trẻ thông qua các sinh hoạt hằng ngày
Trẻ bắt đầu biết “hóng chuyện” từ rất sớm. Đầu tiên, bé “o,e”, nhìn vào khuôn mặt mẹ và chờ đợi. Nếu bạn “ê, a” đáp lại, bé tiếp tục “o, e” thích thú. Với cách tiếp chuyện đơn giản như thế, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhau.
Cha mẹ hãy tích cực nói chuyện, trao đổi với trẻ về các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm đối với con ngay từ trong thai kỳ như “ Thai giáo” . Ta nên gạt bỏ suy nghĩ bé còn nhỏ, không hiểu gì. Dù chưa biết nói nhưng trẻ vẫn cảm nhận được, việc bạn nói chuyện sẽ giúp bé xây dựng vốn từ vựng ngay từ nhỏ và kích thích nói sớm. Với trẻ bắt đầu tập nói, môi trường xung quanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập phản xạ nói. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn để làm quen và tiếp xúc với ngôn ngữ. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên.
2. Nghe và hiểu tiếng khóc của con
Trước khi có kho từ vựng và biết sử dụng ngôn ngữ, bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp với bạn. Vì thế, khi con khóc, bạn đừng bao giờ làm ngơ. Hãy đáp lại bé, có thể bằng những lời nựng nịu, hỏi han hay sự vỗ về, âu yếm. Khi đó, bé biết mình được “lắng nghe”. Bạn cũng hãy học cách để “đọc” tiếng khóc của con, xem đó là vì bé đói, mệt, hay đang khó chịu vì nóng hay lạnh quá…
3. Tập con nói theo ngôn ngữ của người lớn
Ba mẹ không nên bắt chước ngôn ngữ của con như nói thiếu từ, nói không rõ tiếng. Mọi người trong gia đình thường thấy thế rất đáng yêu và nhái theo những câu chữ ngô nghê của bé, vô tình khiến bé chậm nói chuẩn và thành tật khó sửa, làm cho con có nguy cơ nói ngọng. Do đó, cách dạy bé tập nói tốt nhất là ngôn ngữ của người lớn, luôn nói chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, chuẩn từ. Vì thế, bất cứ khi nào thấy bé phát âm sai, bố mẹ phải uốn nắn lại ngay lập tức.
4. Kể chuyện, đọc sách cho con trước khi ngủ
Ngay từ khi bé chưa chào đời, mẹ cũng nên đọc sách cho bé nghe. Đây là việc làm rất tốt để bé có thể phát triển tư duy ngôn ngữ. Thói quen đọc truyện trước giờ đi ngủ có ý nghĩa lớn. Điều này không chỉ kích thích não bộ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng mà còn giúp con ghi nhớ và nhanh học nói do trẻ tích lũy được vốn từ vựng sau mỗi câu chuyện mẹ kể. Chuẩn bị một số truyện tranh có nội dung và hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của con. Mỗi ngày, tôi đều đọc cho con nghe vào một khoảng thời gian nhất định, thường là trước khi đi ngủ. Bạn đừng nghĩ làm như vậy tốn thời gian, con không hiểu. Thực tế, trẻ thông minh hơn chúng ta nghĩ. Bạn hãy lựa chọn những câu chuyện cổ tích hay với những ngôn từ đẹp và thường xuyên đọc trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đọc thơ, hát cho bé nghe.
“Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình”
Theo tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver
Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.
5. Xem con như người bạn giao tiếp ngang hàng với con
Ba mẹ dành thời gian giao tiếp với con một cách tự nhiên và thoải mái. Đừng bao giờ suy nghĩ rằng con bạn còn nhỏ, không hiểu gì. Thay vào đó, bạn có thể tâm tình với con như với một người bạn.
Các bé có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ rất lâu trước khi hiểu ngôn ngữ và biết nói. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên. Khi bạn trò chuyện với bé, bạn nên ngắt quãng hợp lý nói chậm theo tốc độ của bé để xem xét phản ứng quan tâm của bé.
6. Nói với con những hành động của bạn đang làm
Có thể trẻ không hiểu bạn nói gì nhưng trẻ sẽ có kinh nghiệm với một số cụm từ quen thuộc và biết cách phản ứng nhanh với yêu cầu từ bạn. Trước khi đi tắm bạn sẽ nói: “Để mẹ tắm cho con nhé”.
Trong lúc mặc quần áo, mẹ nên nói: “Đây là áo con giơ 2 tay lên. Mặc quần giơ chân lên xỏ vào nào”. Cách này sẽ khiến bé hiểu được hành động nào sẽ xảy đến và cần làm gì. Giúp con nói và phân biệt được, đâu là áo đâu là quần, mặc như thế nào.
7. Nhắc đi nhắc lại
Nếu bé đã đến tuổi đi mẫu giáo mà vẫn chưa nói tốt, bạn nên cho bé giao lưu với nhiều người và các môi trường khác nhau, đồng thời dạy thêm cho bé nói những từ đơn giản bằng cách nhắc đi nhắc lại chúng. Thực hành bằng cách nhắc đi nhắc lại sẽ thúc đẩy bé thực sự muốn nói những từ đầu tiên. Sự nhắc lại là chìa khóa để học bất cứ thứ gì và những từ đầu tiên của bé cũng không ngoại lệ.
8. Động viên khuyến khích
Khi bé bắt đầu bặp bẹ, thậm chí chỉ là những từ bố mẹ phải cố “dịch” mãi mới ra, hãy dành cho bé lời khen về sự cố gắng và giúp bé tăng sự tự tin của mình để thích nói và tiếp tục học nói.
9. Tham gia nhiều hoạt động ngoài trời giúp con gặp gỡ nhiều người
Tạo cho bé cơ hội tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là các bạn đồng trang lứa càng nhiều càng tốt. Môi trường giao tiếp đa dạng sẽ làm bé hứng thú với việc trò chuyện hơn.
10. Hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát
Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng và dạy trẻ hát theo bạn. Giai điệu của âm nhạc dễ đi vào nhận thức của trẻ hơn, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ, kích thích trẻ nhanh biết nói và nói tốt hơn, hay hơn.
11. Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn “Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu”…). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con.
Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi…) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.
12. Tắt TV
“ Những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ.” – Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ)
Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp.
“Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn“. – Do tiến sĩ Dr. Hirsh-Páek nói
Với trẻ chậm nói, điều quan trọng là cần tạo dựng cho con môi trường thoải mái, luôn có người tương tác cùng. Các bậc phụ huynh hiện nay đang áp dụng dạy con theo phương pháp Montessori.
Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển bởi bác sĩ Maria Montessori vào năm 1907, là một phương pháp giáo dục trẻ từ 0 tuổi nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Montessori là một phương pháp tạo ra để giáo dục trẻ trong các trường học, tuy nhiên bố mẹ có thể áp dụng tinh thần của phương pháp này để giáo dục con tại nhà thông qua các hình ảnh như flashcards, trò chơi.
Những đặc trưng chính của phương pháp Montessori
Tự chọn hoạt động riêng, ưu tiên phát triển tính tập trung và cá nhân
Trẻ được tự chọn hoạt động yêu thích và phát triển theo đúng nhịp độ riêng đó của trẻ, không hề có một giáo trình chung hay cách đánh giá chung cho cả lớp. Trong suốt quá trình tự học tập thông qua giáo cụ, thẻ flashcard và hoạt động riêng của mình, trẻ sẽ không bị ngắt quãng, làm phiền.
Giáo cụ
Các đồ vật đó được gọi là học cụ hay còn gọi là giáo cụ montessori, chứ không phải đồ chơi như trong các phương pháp giáo dục khác. Các học cụ Montessori rất nhiều, chi tiết và khá cầu kì, được tạo ra nhằm mục đích giúp trẻ học hỏi các vấn đề đa dạng từ địa lí, toán học…. Tất cả các học cụ đều được thiết kế ẩn chứa một bài học nào đó, trẻ sẽ tự mày mò, khám phá cho đến khi tự tìm ra cách sử dụng đúng của học cụ đó và bài học ẩn sau đó.
Thẻ flashcards
Kích thích tư duy hình ảnh, não bộ cũng như các giác quan tai, mắt cùng lúc – cách học này đã được chứng minh giúp trẻ sớm nhận biết và có vốn từ tốt. Hoạt động trò chơi tương tác yêu cầu NGHE – NÓI – BẮT CHƯỚC – PHẢN XẠ TỐC ĐỘ của con.
Vd: trò chơi “ con thỏ , ăn cỏ , uống nước, chui vô hang, nằm ngủ”.
Khiến trẻ có phản xạ với ngôn ngữ nhanh hơn. Cung cấp vốn từ vựng cho trẻ được ôn đi ôn lại. Đó là 1 lộ trình giúp con khắc phục chậm nói ở trường Clover, ba mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp montessori này tại nhà.
Hãy thường xuyên truy cập website Clover.edu.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho các bạn nhỏ ba mẹ nhé!
Hệ thống trường mần non Clover Montessori – Nơi thiên tư phát triển tự nhiên Clover Montessori là Hệ thống Trường mầm non ứng dụng Phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori. Phương pháp giáo dục được sáng lập trên 100 năm và được áp dụng trên 100 quốc gia. Những lý do ba mẹ nên cho con của mình học tại trường Clover Montessori:
|
Tác giả: Thuý Nga
HỆ THỐNG MẦM NON CLOVER MONTESSORI
HOTLINE: 1800 6663 (miễn phí) – 0919292088
Website: www.clover.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/Clover.edu.vn
CS1: 169-171 Đường số 5, KĐT Lake View City, P.An Phú, Q2, TP.HCM
CS2: A0.01-08, Scenic valley 2, KĐT Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM
Xe bus đưa đón trẻ theo tuyến