fbpx

LẤY BÍ QUYẾT DẠY TRẺ 2 TUỔI TẬP NÓI NGAY BÂY GIỜ

Tác giả: Hoàng Uyên

    Điều hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ là thấy con yêu lớn khôn từng ngày. Trong đó, khoảnh khắc con í ới tập nói thật đáng yêu biết chừng nào. Nhưng bên cạnh niềm vui ấy vẫn xen kẽ những niềm trăn trở, nỗi lo lắng của ba mẹ khi không biết phải làm thế nào để con phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

    Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, có trẻ nói được từ sớm, có trẻ biết nói chậm hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã bước qua cột mốc phát triển ngôn ngữ bình thường quá lâu mà vẫn chưa thể nói chuyện như những trẻ khác thì ba mẹ phải đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó, 6 năm đầu đời là thời kỳ nhạy cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến một lần trong cuộc đời. Nếu ba mẹ bỏ qua giai đoạn “vàng” này, trẻ rất khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.

    Vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng “thời kỳ nhạy cảm” này để phát triển ngôn ngữ một cách tối đa cho con. Cùng xem để hiểu và áp dụng ngay các thông tin trong bài viết này nhé, ba mẹ sẽ không mất công vô ích đâu!

    Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

1 – 3 tháng
  • Chủ yếu giao tiếp qua tiếng khócLớn thêm chút, trẻ biết thở dài hoặc phát ra những tiếng kêu ngộ nghĩnh
3 – 6 tháng
  • Biết hóng chuyện, lắng nghe, quan sát khuôn mặt người nói và âm thanh xung quanh
  • Bập bẹ những âm thanh khác nhau như: ba, ma, ka, da … để nói chuyện và thể hiện cảm xúc
9 – 12 tháng
  • Bập bẹ và bắt chước theo âm thanh của người nói, nói được một số từ đơn giản như ba ba, ma ma
  • Phát âm được những câu dài nhưng chưa rõ ràng mà chỉ gồm những tiếng ê, a hoặc phát ra âm có sự lên xuống.
  • Bắt chước cử động miệng của người lớn khi nói chuyện.
12 – 18 tháng
  • Biết trả lời và hiểu được những câu ngắn
  • Sử dụng 1 hoặc nhiều từ khi nói chuyện
18 – 24 tháng
  • Nói một số từ đơn giản như nói tên người, đồ vật và các bộ phận trên cơ thể
  • Nói được câu 3, 4 từ
  • Quan sát, lắng nghe và học thêm từ mới mỗi ngày
2 tuổi
  • Biết khoảng 50 đến 75 từ
  • Biết xâu chuỗi các từ lại thành cụm từ và câu hoàn chỉnh
  • Trẻ biết chào mọi người, biết từ chối khi không thích.
2,5 – 4 tuổi
  • Sử dụng được các câu dài hơn, thường trên 3 từ, với vốn từ vựng khoảng từ 300 đến 1000 từ.
  • Biết đặt câu hỏi đơn giản, cũng như trả lời các câu hỏi.
  • Lúc này trẻ sẽ rất thích nói và ca hát, thích miêu tả mọi thứ xung quanh.

    Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần để ý tới các dấu hiệu chậm nói của trẻ để có thể can thiệp kịp thời, giúp con hoà nhập và sớm đạt cột mốc phát triển ngôn ngữ.

    Các dấu hiệu chậm nói ở trẻ:

  • Trẻ 12 tháng: Không bập bẹ, nói ma ma, bà bà.
  • Trẻ 18 tháng: Thích dùng cử chỉ hơn lời nói, không phát âm để giao tiếp, không biết nhiều hơn 4 từ.
  • Trẻ 24 tháng: Không thể bắt chước các từ ngay cả khi được mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần, không phản ứng gì khi được hỏi các câu hỏi cơ bản.
  • Trẻ 36 tháng: Không thể nói tên đồ vật, người thân trong gia đình, không trò chuyện hoặc nói với giọng khá lạ, chỉ lặp lại 1 vài từ mà không mở rộng được vốn từ.

    Như vậy, dù trẻ nói được bình thường hay trẻ đang bị chậm nói, thì việc giúp con tập nói đều rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của con. Còn chần chờ gì mà không áp dụng ngay các bí quyết dưới đây.

    Bí quyết giúp trẻ tập nói

  1. Sử dụng trực quan

    Trực quan nghĩa là quan sát trực tiếp, tức sử dụng những hình ảnh mà trẻ đang thấy ngay trước mắt làm chủ đề kích thích trẻ nói. Có nhiều hình thức trực quan để trong việc tập nói cho trẻ như:

  • Hành động

    Dạy trẻ nói dựa vào những hành động thường làm hoặc tình huống xảy ra hằng ngày.

    Ví dụ: Khi làm hành động mặc áo cho trẻ, mẹ nên thêm câu nói “Để mẹ mặc áo cho con nhé!” hoặc “Mặc áo nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn qua những lần lặp đi lặp lại.

  • Xem phim, video

    Phim ảnh, video cũng là một dạng trực quan. Trẻ thường thích xem các dạng phim hoạt hình với hình ảnh, nhân vật sinh động, đáng yêu. Tuy nhiên, việc cho trẻ xem nhất định phải có sự kiểm soát với thời gian và nội dung, cũng như luôn cần có người lớn bên cạnh. Rất nhiều bậc ba mẹ sai lầm trong việc để con tự xem tivi, điện thoại một mình, phần là để con ngồi yên lặng, phần là ba mẹ có thể làm công việc khác. Nhưng vô tình khiến cho trẻ dần phụ thuộc vào ti vi, điện thoại, đôi khi bỏ cả nói chuyện.

    Vậy những lúc cho trẻ xem ti vi, điện thoại, ba mẹ hãy cùng xem với con và trò chuyện với con về các nhân vật, các tình tiết, âm thanh trong video để có thẻ kích thích con nói theo, hoặc trả lời các câu hỏi.

  • Flashcard

    Dạy trẻ vốn từ và tập nói qua những hình ảnh từ flashcard. Đây là cách giúp trẻ tiếp thu từ vựng rất hiệu quả được áp dụng đông đảo. Flashcard là 1 bộ thẻ nhỏ gồm các hình ảnh và từ vựng về một chủ đề cụ thể.

    Trẻ con rất thích các hình ảnh mới lạ, màu sắc, sinh động. Khi cho con xem các hình ảnh từ flashcard, ba mẹ hãy nói ra từ vựng chỉ hình ảnh đó. Có thể sử dụng flashcard như một trò chơi để tạo hứng thú với trẻ, như: giấu flashcard và yêu cầu con đi tìm hình ảnh tương ứng lời nói; hoặc tìm 1 hình ảnh trong nhiều hình ảnh …

    Ba mẹ có thể tận dụng những mảnh giấy trắng có sẵn ở nhà để tạo những thẻ từ vựng cho trẻ. Ngoài ra, hiện nay thẻ flashcard đầy đủ màu sắc được bán rộng rãi trên thị trường với nhiều chủ đề khác nhau, bạn cũng có thể mua sử dụng.

Flashcard là một trong những phương pháp tại trường Clover Montessori
nhằm cung cấp từ vựng cho trẻ
  • Sách, truyện tranh

    Tương tự video, flashcard, truyện tranh cũng là một dạng trực quan sinh động. Với những cuốn sách, truyện có tranh vẽ, ba mẹ có thể cho trẻ vừa xem vừa nghe kể chuyện, vừa chỉ vào các hình ảnh ngộ nghĩnh cho trẻ xem. Một câu chuyện khi được kể đi kể lại nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ. Một hôm nào đó, ba mẹ hãy thử giả vờ ngừng kể và khuyến khích trẻ kể tiếp câu chuyện đó. Ba mẹ có thể nhắc trẻ và để trẻ lặp lại theo.

  • Tích cực nói chuyện với trẻ

    Không điều gì tác động mạnh nhất đến khả năng ngôn ngữ bằng việc giao tiếp. Trò chuyện cùng con là cách vừa giúp ba mẹ và trẻ càng hiểu và gần nhau hơn, vừa là cách tập nói cho con hiểu quả. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để nói chuyện cùng con.

    Ba mẹ có thể nói cho trẻ nghe về các việc mình đang làm. Chẳng hạn mẹ vừa làm việc nhà vừa cho trẻ biết mình đang làm gì như: “Mẹ đi giặt quần áo” và cho trẻ nhìn mẹ làm việc đó. Mẹ cũng có thể vừa giặt, vừa nói cho trẻ biết giặt quần áo để làm gì… Sau đó, mẹ có thể hỏi lại, để trẻ trả lời.

    Ngoài ra, ba mẹ hãy dành một thời gian để cùng trẻ thuật lại những hoạt động trong ngày. Ví dụ như “Hôm nay chúng ta đã cùng đi chơi, con còn nhớ mình đã chơi trò gì không?…

    Trò chuyện cùng trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng không ít người lớn đã mắc phải các lỗi nhỏ và không nghĩ rằng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ. Hãy lưu ý và khắc phục các lỗi thường ngày ba mẹ nhé:

  • Tốc độ nói của người lớn nên ngang bằng với tốc độ nói của trẻ
  • Không bắt chước giọng ngọng nghịu của trẻ. Hãy phát âm thật chuẩn, nói rõ, nói chậm, để trẻ có thể nghe và hiểu hết được câu nói của ba mẹ, khi đó trẻ mới có thể nói rõ và trả lời đúng.
  • Đừng quên dành lời khen, động viên trẻ khi trẻ nói được điều gì đó.
  • Cũng không được gượng ép, bắt trẻ phải nói, quá trình tập nói là 1 quá trình dài, cần cho trẻ thời gian.
  • Hãy luôn trả lời bé. Ba mẹ nên quan sát để hiểu con đang muốn nói gì và phản hồi lại để khuyến khích trẻ nói.
“Người lớn phải điều chỉnh bản thân theo nhu cầu của trẻ nếu người lớn không muốn cản trở trẻ và nếu người lớn không muốn thay thế trẻ trong những hoạt động cần thiết để phát triển” – Theo Maria Montessori – tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý
  • Cho trẻ tiếp xúc nhiều với bạn bè

     Trẻ con chưa thể giao tiếp được như người lớn nhưng giữa chúng luôn có ngôn ngữ riêng với nhau. Ba mẹ sẽ rất dễ nhìn thấy những đứa trẻ luôn rất dễ kết nối và thích chơi cùng nhau. Vì vậy hãy tạo cho bé cơ hội để gặp gỡ nhiều bạn bè cùng lứa bằng nhiều cách như đưa trẻ đi thăm bà con có con nhỏ, đi công viên và ngay cả cho trẻ đến trường.

Trường mầm non là nơi tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất và cả về mặt ngôn ngữ thông qua các hoạt động vui chơi và dạy học.

Các bí quyết trên chỉ đơn giản thế thôi nhưng vẫn có rất nhiều phụ huynh chưa thể tận dụng tối đa cho con hoặc vô tình biến các vật dụng xung quanh mình như điện thoại, ti vi làm “công cụ trông trẻ” thay mình. Ba mẹ hãy nhớ ba mẹ vẫn là người tác động chính và quan trọng nhất trong việc phát triển ngôn ngữ cho con. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về trẻ, đồng thời biết cách áp dụng các phương pháp phát triển khả năng giao tiếp cho con. Còn gì ấm áp hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, trở về nhà và được nghe con líu lo trò chuyện phải không ạ?

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn