fbpx

KHÁM PHÁ BÍ MẬT TẬP NÓI CHO TRẺ 7 THÁNG TUỔI

Tác giả: Thu Thùy

Qua mỗi giai đoạn phát triển của con ba mẹ lại mang những cảm xúc khác nhau, mong ngóng từng tiếng ê a hay bập bẹ gọi baba, mama đầu tiên. Bất cứ ai làm cha làm mẹ cũng đều mong muốn con bi bô thật sớm – có lẽ chúng ta đều thắc mắc muốn biết thời điểm và cách nào tốt để dạy con tập nói nhanh sõi, nhất là những giai đoạn đầu 0-7 tháng tuổi.

Ngôn ngữ là công cụ chính dùng để giao tiếp, tương tác lẫn nhau. Với bé, ngôn ngữ giúp bé bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của bản thân. Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ cũng là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của bé.

Ngôn ngữ bao gồm đọc, viết, nói và cử chỉ, và hình thức ngôn ngữ phổ biến ở bé là nói và cử chỉ. Ở giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi con đã biết thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng hay khóc lóc giận dỗi ba sẽ thấy vô cùng đáng yêu, mọi mệt mỏi đều tan biến. Tuy nhiên nếu phụ huynh tác động chưa đúng để phát triển ngôn ngữ cho bé ở giai đoạn này sẽ có thể dẫn đến nhiều vần đề ở trẻ. Hãy đồng hành cùng chúng tôi với bài viết dưới đây để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

  • Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 0 – 12 tháng tuổi
  • Sinh ra đến 3 tháng tuổi: Lúc này, bé thường được nghe những âm thanh dỗ dành, ru ngủ của mẹ. Bé chỉ mới bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời chủ yếu như a…
  • 2 đến 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ phát ra chủ yếu là tiếng khóc. Tiếng khóc biểu hiện khác nhau trong các tình huống khác nhau. Khi bạn quen với bé, bạn có thể phân biệt tiếng khóc do đói với tiếng khóc khi bé mệt mỏi.
  • 3 đến 4 tháng tuổi: Bé phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bắt đầu bập bẹ tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.

Chú ý: Nếu bé không phát ra âm thanh khi được 6 tháng tuổi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

  • 7 đến 12 tháng tuổi: Bé bập bẹ phát ra những âm thanh đa dạng hơn. Bé cố gắng bắt chước lời nói của bạn bằng các cụm từ như “ba-ba” hoặc “de-de “.

Chú ý: Nếu bé không phát ra âm thanh khi được 7 tháng tuổi, hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

  • Các mốc phát triển về mặt xã hội và cảm xúc ở trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi đã hình thành một số kỹ năng xã hội nhất định.

  • Mặc dù chưa biết nói hoặc chỉ bập bẹ những âm ngắn nhưng bé có thể giao tiếp bằng cách riêng của mình, thông qua âm thanh phát ra và một loạt các biểu cảm khuôn mặt như cười lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày, khóc… Bên cạnh đó, “ngôn ngữ” cơ thể cùng giọng điệu của bé càng thể hiện rõ hơn những mong muốn của bé.
  • Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu hiểu “nét mặt” của những người xung quanh, đặc biệt là những người chăm sóc chính như bố mẹ.

Ví dụ: Bé mỉm cười khi thấy bố mẹ cười và sẽ khóc nếu bố mẹ tỏ ra giận dữ.

Nhìn chung, trẻ 7 tháng tuổi lúc này bé đã biết thể hiện sự tin tưởng, cảm nhận được ai là người sẽ mang lại sự an toàn và vui vẻ cho mình. Điều này lý giải cho việc hầu hết mọi bé đều không thích rời xa mẹ.

  • Bé còn biết khóc và sợ khi gặp người lạ, biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi vui…
  • Bé đã hiểu được từ “không”. Khi mẹ nói “không” trước đòi hỏi của bé, một số bé sẽ rụt rè, mếu máo khóc vì không được đáp ứng nhu cầu. Nhưng cũng có bé lại thể hiện sự “cứng đầu” bằng cách xụ mặt và im lặng.
  • Bé phản ứng khi nghe gọi tên. Khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế.
  • Trẻ 7 tháng tuổi thích các hoạt động tập thể, nhất là chơi với các anh chị em và bạn bè cùng trang lứa.
  • Trí nhớ của bé cũng phát triển đáng kinh ngạc. Theo đó, trong các tháng đầu bé sẽ không nhận thấy món đồ chơi của mình đã bị mẹ giấu. Nhưng đến tháng thứ 7 thì mọi thứ đã khác, bé bắt đầu tìm kiếm ngó trước ngó sau khi món đồ đang chơi bỗng dưng “mất tích”.
  • Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy (vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu, bái ba, làm xấu…) cũng như bắt chước các ngữ điệu của người lớn.

 

Có thể nói rằng sự phát triển của ngôn ngữ đối với bé sơ sinh là vô cùng cần thiết. Do đó, việc xác định thời điểm cho bé tập nói khi nào đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải mọi bé đều có xuất phát điểm giống nhau, tùy vào từng đặc điểm cá nhân, mà bé có thời điểm tập nói nhanh – chậm, có bé biết nói sớm trong khi một số bé khác biết nói chậm hơn.

  • Bé tập nói khi nào và thời điểm dạy con tập nói thích hợp nhất?
  • Có thể nói rằng sự phát triển của ngôn ngữ đối với bé sơ sinh là vô cùng cần thiết. Do đó, việc xác định thời điểm cho bé tập nói khi nào đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải mọi bé đều có xuất phát điểm giống nhau, tùy vào từng đặc điểm cá nhân, mà bé có thời điểm tập nói nhanh – chậm, có bé biết nói sớm trong khi một số bé khác biết nói chậm hơn.
  • Để nghiên cứu về vấn đề bé tập nói khi nào là thích hợp, các chuyên gia đã lần lượt quét não của các bé trong độ tuổi từ 4 – 7 tháng tuổi để kiểm tra sự phát triển về khả năng ngôn ngữ và tốc độ phát triển của não.
  • Khi tiến hành quét não của những bé 4 tháng tuổi, các chuyên gia nhận thấy rằng các bé trong giai đoạn này dễ bị “thu hút” bởi những âm thanh xung quanh mình, ngay cả khi chúng không phải là một loại hình ngôn ngữ. Đặc biệt, càng cho bé trong lứa tuổi này có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hình âm thanh khác nhau, thì khả năng ngôn ngữ của bé về sau càng phát triển.
  • Tương tự, khi tiến hành quét não cho những bé 7 tháng tuổi , kết quả cho thấy những bé được tiếp xúc nhiều với âm thanh khi còn nhỏ, sẽ có khả năng “nhận diện” âm thanh nhanh và nhạy hơn những bé khác. Ngoài ra, các bé ở thời kì này còn có khả năng phân biệt những loại âm với các cường độ khác nhau.
  • Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên sớm cho con em mình tiếp xúc với các loại âm thanh khác nhau ngay từ khi bé còn nhỏ, thậm chí ngay cả khi bé không hiểu gì. Vì đây là thời điểm “vàng” để “đánh thức” khả năng ngôn ngữ của bé.

Như vậy có thể thấy rõ ràng một điều, thời điểm 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi – đây chính là thời gian “vàng” để bố mẹ bắt đầu giúp con làm quen với nhiều âm thanh, cũng như tập nói.

  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 7 tháng tuổi như thế nào?

Phát triển ngôn ngữ cho bé rất quan trọng trong giai đoạn bé 6 -7 tháng tuổi, khi bé vô cùng hăng hái bắt chước theo bạn. Bé có thể sẽ lặp đi lặp lại 1 từ suốt cả ngày hay thậm chí nhiều ngày liền trước khi cố gắng nói 1 từ khác. Dù bạn không hiểu những điều bé cố gắng truyền tải nhưng bé dưới 1 tuổi đã có thể hiểu kha khá những gì bạn nói rồi đấy!

Để giúp trẻ 7 tháng tuổi đạt được các mốc phát triển ở những tháng tiếp theo, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc cũng như vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng học hỏi, ngôn ngữ, các kỹ năng trong cuộc sống đồng thời tăng thêm tình cảm gia đình.

Đặc biệt, một số bài tập, trò chơi sau rất cần thiết cho bé phát triển trí não cũng như ngôn ngữ

  • Tập cho bé phối hợp tay, mắt và chân nhằm thúc đẩy khả năng nhận biết của não bộ. Cách đơn giản là đặt đồ chơi ở một vị trí nào đó trên sàn nhà và khuyến khích bé bò về phía đồ vật đó. Trong lúc chơi nên trò chuyện, tương tác với bé về trò chơi
  • Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ để giao tiếp với bé nhằm tăng khả năng tương tác với con. Ví dụ như vẫy tay, lắc đầu,..
  • Cho trẻ 7 tháng tuổi nghe những bài đồng dao, bài hát thiếu nhi với giai điệu đều đặn
  • Những quyển sách chính là phương tiện tốt nhất để bé phát triển các giác quan, ngôn ngữ. Bên cạnh những hình ảnh màu sắc kích thích thị giác, hành động lật sách hay nghe âm thanh phát ra từ sách là cách để kích thích xúc giác và thính giác của bé. Ba mẹ hãy đọc sách cùng con. Lặp đi lặp lại tên sự vật hoặc dạy trẻ học nói tên các con vật trong sách sẽ giúp trẻ có thêm vốn từ và phát triển khả năng đọc và nói của mình.
  • Cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua việc quan sát, lắng nghe và tương tác với các thành viên trong nhà.
  • Hãy khuyến khích bé nói bằng cách thường xuyên trò chuyện với bé. Khi bé nói 1 từ nào đó, hãy lặp lại theo bé, sau đó nói vài từ đơn giản có chứa âm tiết đó.

Ví dụ bé nói “ba”, bạn hãy nói “ba ba ba” giới thiệu thêm cho bé vài từ khác như là “bu bu” “bé bé”, “bé bi” hay “bay bay”.

  • Dạy trẻ nói bằng cách gọi tên: Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên trẻ. Đây là âm thanh trẻ thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với trẻ nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, trẻ sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.
  • Nếu bé 7 tháng mà vẫn không bập bẹ hay bắt chước nói theo bất cứ từ nào có thể bé có vấn đề về thính giác hoặc rối loạn khả năng nói. Trẻ bị khiếm thính 1 phần vẫn có thể bị giật mình bởi những âm thanh lớn hay sẽ quay đầu về phía phát ra âm thanh và phản ứng lại. Tuy nhiên, bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bắt chước để có thể nói được. Trường hợp bé không bập bẹ hay tạo ra bất cứ âm thanh nào, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi để được thăm khám và tư vấn. Một vài trường hợp bé bị viêm tai giữa hoặc viêm tai mãn tính, có thể sẽ có 1 ít dịch trong tai bé và điều này có thể cản trở chức năng nghe của tai.

Cuối cùng, bố mẹ cũng cần biết rằng, chỉ xác định đúng thời điểm bé tập nói khi nào ví dụ ở thời điểm 4-7 tháng tuổi không chưa đủ. Để cho bé nhanh biết nói, còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cách bố mẹ dạy cho bé nữa. Hy vọng rằng, qua một chút thông tin về thời điểm dạy con tập nói, cùng một vài chia sẻ hữu ích liên quan đến chủ đề này nói ở trẻ 7 tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về lộ trình tập nói của con, dễ lựa chọn đúng phương pháp dạy con tập nói, kết hợp với thời điểm thuận lợi, để bé nhanh biết nói và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình thật tốt.

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn