fbpx

KHÁM PHÁ 11 PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO TRẺ 8 THÁNG TẬP NÓI

Tác giả: Mỹ Nơ

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập bẹ những tiếng đầu đời, những tiếng gọi “ba ba”, “ma ma” lần đầu được bật lên trong miệng của con mình. Giai đoạn trẻ tập nói có lẽ là một bước phát triển mà cha mẹ đặt rất nhiều sự quan tâm, chú ý đến tiến trình của trẻ. Thế nhưng không ít cha mẹ lo lắng và hoang mang khi chưa tìm ra được những phương pháp đúng cách giúp con của mình nói được và nói nhanh hơn. Vậy làm cách nào để giúp con bạn biết nói sớm? Dạy trẻ tập nói cần lưu ý những vấn đề gì?

Bài viết dưới đây dựa trên những thông tin đã được phân tích, đánh giá của các nhà tâm lý học trong lứa tuổi mầm non và đây cũng là những kinh nghiệm đã được tích lũy trong nhiều năm theo nghề mầm non. Hi vọng sẽ giúp cho các bậc cha mẹ tìm ra những phương pháp đúng nhất và hiệu quả nhất về vấn đề dạy trẻ 8 tháng tập nói. Cha mẹ hãy dành ra 10 phút để đọc và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con của mình.

Các cột mốc biết nói của trẻ

Các cột mốc quan trọng của quá trình bé tập nói xuất hiện trong 3 năm đầu đời – khi mà bộ não đang phát triển nhanh chóng. Thời điểm mà bạn nghe được những lời đầu tiên của bé phụ thuộc vào kỹ năng riêng của mỗi trẻ.

“Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trước năm 3 tuổi và đây cũng là thời kỳ vàng trong việc phát triển ngôn ngữ, hay còn được gọi là giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ””

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung

Giai đoạn 3 tháng tuổi

Lúc 3 tháng tuổi, bé yêu sẽ luôn lắng nghe giọng nói của bạn, quan sát khuôn mặt của bạn khi bạn nói chuyện. Đồng thời bé thường thích quay về phía những giọng nói, âm thanh và âm nhạc khác có thể nghe thấy xung quanh nhà. Nhiều trẻ thích giọng nói của phụ nữ hơn đàn ông. Nhiều bé cũng thích giọng nói và âm nhạc mà bé nghe được khi còn trong bụng mẹ. Đến cuối ba tháng, các bé bắt đầu “ríu rít” hơn, những tiếng ê a – hoặc bạn có thể nghe như một giai điệu vui vẻ, nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại.

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng, bé bắt đầu bập bẹ với những âm thanh khác nhau. Ví dụ, em bé của bạn có thể nói “ba-ba” hoặc “da-da.” Đến cuối tháng thứ sáu hoặc thứ bảy, các bé có thể đáp lại khi được gọi tên của chính mình, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Bé cũng có thể sử dụng giọng điệu để nói với bạn rằng bé đang vui hay buồn. Một số cha mẹ háo hức diễn giải một chuỗi tiếng “da da” như những từ đầu tiên của con – “ba ơi”. Tuy nhiên bé tập nói bập bẹ ở độ tuổi này thường tạo ra những từ ngẫu nhiên bởi các âm tiết đơn giản mà không có ý nghĩa hoặc thực sự hiểu.

Giai đoạn 9 tháng tuổi

Sau 9 tháng, bé có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu biết diễn tả bằng nhiều tông giọng khác nhau. Bạn sẽ bất ngờ khi giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn, ríu rít nhiều hơn.

Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Hầu hết các bé yêu bắt đầu nói một vài từ đơn giản như “mama” và “baba” vào cuối 12 tháng. Và bạn biết không, bây giờ chúng đã biết những gì chúng đang nói. Sau 12 tháng, số từ mà trẻ học được sẽ tăng dần, trung bình tăng khoảng 1 từ/tuần). Trẻ đã biết trả lời – hoặc ít nhất là hiểu, các yêu cầu đơn giản của bạn, chẳng hạn như “Hãy đặt nó xuống.”

Giai đoạn 18 tháng tuổi

Trẻ ở độ tuổi này nói một số từ đơn giản và có thể chỉ vào người, đồ vật và các bộ phận cơ thể để gọi tên. Trẻ lặp lại những từ hoặc âm thanh mà trẻ nghe bạn nói, chẵng hạn như từ cuối cùng trong câu. Nhưng ở tuổi này, bé vẫn chưa nói tròn vành rõ chữ được.

Giai đoạn 2 tuổi

Đến 2 tuổi, vốn từ của bé đã khá nhiều, khoảng > 50 từ, và bé đã nói được cụm 2 từ. Các bé bắt đầu biêt xâu chuỗi một vài từ trong các cụm từ ngắn từ hai đến bốn từ, chẳng hạn như “tạm biệt mẹ” hoặc “uống sữa”. Trẻ cũng đang học được rằng có từ sẽ chỉ đối tượng nhất định – ví dụ như “chén/bát”, cũng có từ biểu hiện những ý tưởng trừu tượng – chẳng hạn “của con”.

Giai đoạn 3 tuổi

 Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ mở rộng nhanh chóng. Các trò chơi “đóng giả” đã thúc đẩy sự hiểu biết về ngôn ngữ ký hiệu và trừu tượng như “bây giờ / hiện tại”, những cảm giác như “buồn” và các khái niệm không gian như “trong”, “ngoài”. Lúc này, bé đã nói được các cụm 3 từ, bé biết đặt câu hỏi, biết kể chuyện.

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

  1. Thường xuyên nói chuyện cùng bé

Ngay từ khi bé mới chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé.

Dù trẻ mới chỉ bập bẹ những tiếng ê a, nhưng cha mẹ vẫn nên trò chuyện thường xuyên và liên tục với trẻ. Giao tiếp với trẻ ở tuổi này đôi khi giống như độc thoại vì bé chưa nói được, vốn từ vựng chưa phát triển, do vậy việc phản ứng với các câu hỏi của cha mẹ cũng chậm hơn. Tuy nhiên, khi có nhiều cơ hội được lắng nghe cha mẹ trò chuyện, trẻ sẽ biết nói nhanh hơn và dễ hoạt ngôn hơn.

Romeo nói, cho thấy rằng số lần trò chuyện góp phần phát triển trí não. “Chúng tôi thấy rằng việc càng có nhiều cuộc trò chuyện là có tương quan với các kết nối mạnh mẽ hơn trên đường dẫn này, và do đó liên quan đến kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em,”

                Rachel Romeo, một nhà thần kinh học và nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ tại Bệnh Viện Nhi Đồng Boston

Cha mẹ có thể nói chuyện với con ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt khi đang hoạt động cùng bé. Ví dụ: khi mẹ đang thay tã cho bé thì mẹ có thể trò chuyện cùng với bé: “mẹ đang thay tã cho con nè, mẹ dùng khăn ướt lau cho con nha”; Khi tắm cho con bạn có thể hỏi trẻ “con có lạnh không?”, “con có muốn chơi cùng chú vịt con không?’, “giờ mẹ sẽ gội đầu với dầu gội thơm cho con nhé!”

 Quan sát, theo dõi bé yêu

Quan sát là yếu tố đầu tiên cực kỳ quan trọng mà mẹ không nên xem nhẹ trong cách dạy trẻ tập nói. Vì trẻ ở độ tuổi này chưa thể diễn đạt được ý muốn của bản thân hay quan điểm của con trong giao tiếp hay sinh hoạt, nên quan sát kỹ càng để hiểu trẻ, từ đó có thể xây dựng những cuộc đối thoại, giao tiếp hiệu quả. Nhờ vậy, bạn hiểu trẻ hơn, con cũng có được cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân. Đây chính là yếu tố cần thiết, để khích lệ con nỗ lực tập nói.

Bé có thể vươn hai tay lên để nói rằng bé muốn được bế lên. Hoặc bé đưa cho bạn một món đồ chơi để nói rằng bé muốn chơi hoặc đẩy thức ăn ra khỏi đĩa để nói rằng bé đã đủ. Những lúc như thế, việc quan sát và phản ứng nhẹ nhàng của bạn như mỉm cười, giao tiếp bằng mắt, trả lời con để khuyến khích trẻ từ việc giao tiếp không lời thành những cuộc nói chuyện có ngôn từ được phát ra sẽ trở nên dễ dàng hơn.

  1. Lắng nghe

Lắng nghe tiếng bập bẹ của bé, mẹ hãy lặp lại âm thanh tương tự để giao tiếp cùng con. Cũng như bạn hãy tạo ra hay phát âm những âm đơn giản và khích lệ con lặp lại. Hãy thật kiên nhẫn, dành thời giancơ hội để trẻ có thể “nói chuyện” với bạn theo cách này, con sẽ dần tiến bộ hơn đấy mẹ ạ.

  1. Làm gương

Trẻ rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, những người thân gần gũi, đặc biệt là mẹ. Trẻ cũng rất chú ý và thích thú khi được nghe cha mẹ nói chuyện cùng nhau. Và từ những cuộc nói chuyện này, trẻ sẽ cố bắt chước để có thể nói chuyện cùng. Nên, vợ chồng bạn cùng những người thân hãy thường xuyên nói chuyện trước mặt trẻ, đồng thời cho trẻ tham gia vào cuộc nói chuyện, cũng như nói chuyện với trẻ để tạo cơ hội cho con phát triển lời nói.

Bạn càng nói chuyện với bé nhiều, sử dụng từ ngữ ngắn gọn, câu đơn giản và chính xác, trẻ càng thích thú và nỗ lực học hỏi hơn.

  1. Chú ý chi tiết, kỹ lưỡng

Nếu ngồi trong bàn ăn, trẻ chỉ vào đĩa mì và la hét đòi ăn bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ lấy mì cho trẻ như con muốn hay hỏi han trẻ để xác nhận chuyện trẻ muốn ăn? Chúng ta không hiếm gặp nhiều trường hợp, mẹ sẽ lấy thức ăn như mong muốn đòi hỏi của trẻ như một cách nhằm chặn đứng hoặc giải quyết sự ồn ào của con. Nếu làm như thế, thì hẳn chúng ta đã đánh mất một cơ hội tốt để dạy trẻ tập nói và giao tiếp với trẻ rồi đó.

Nếu bé của bạn chỉ vào đĩa mì và muốn gây rối bởi muốn ăn, việc bạn nên làm là hãy làm dịu trẻ, chỉ vào mì và hỏi lại con ” con muốn ăn mì phải không?, “con muốn ăn thêm mì phải không? và khi lấy mì cho con rồi, bạn cũng đừng quên hỏi trẻ “con có thích không?”, “mì với phô mai rất ngon phải không?”….Và qua một thời gian với thói quen này, bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tiến bộ trong giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, phát âm từ ngữ lẫn phát triển cảm xúc đấy.

  1. Giai điệu và bài hát

Bài hát là mẫu cho bé nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ.

Cha mẹ có thể hát cho trẻ nghe những bài hát dành cho thiếu nhi hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ,… Trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ nhanh hơn khi được nghe những bài có vần điệu. Việc này sẽ giúp bé nhanh chóng mở rộng vốn từ vựng.

Đừng lo nếu bạn hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của bạn mà thôi. Nếu không biết hát những bài hát ru, bạn có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích.

Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc học phát âm sau này.

  1. Hãy trở thành “mọt sách”

Việc cha mẹ đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ. Đọc sách còn là một cách hữu hiệu để giúp bé tiếp xúc với nhiều từ vựng hơn, bé sẽ học cách gắn kết các câu và hiểu bố cục của câu chuyện. Đây không chỉ là cách dạy trẻ nhanh biết nói hiệu quả, mà còn giúp thúc đẩy trí tưởng tượng và phát triển trí não của trẻ.

Bạn hãy chọn những cuốn sách có chữ nhỏ kèm những hình ảnh sinh động, và chọn sách có bìa cứng đối với những trẻ mới bắt đầu đọc sách. Cha mẹ hãy ôm con vào lòng và đọc từng trang trong cuốn sách cùng con. Bé sẽ cảm thấy thích âm điệu giọng nói của bạn, thích câu chuyện và thích hình ảnh, bé sẽ hào hứng kể cho bạn nghe những gì bé đã nghe được.

Đồng thời, việc cho trẻ tiếp cận sách sớm cũng giúp trẻ biết yêu quí và tôn trọng những cuốn sách

  1. Kiên nhẫn và nhẹ nhàng

Ngay cả khi bạn không thể hiểu trẻ nói gì, bạn hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì mà bạn nghĩ ra được liên quan đến điều trẻ nói và hỏi lại trẻ xem, đó có phải là điều trẻ muốn nói. Bạn cứ thử đi, chắc chắn bạn sẽ thấy, chính con cũng mang lại cho mình cơ hội để “phát triển” bản thân, trong việc tương tác với trẻ. Bạn sẽ không ít lần phải ngạc nhiên, khi việc bạn đoán, bạn hiểu lại chính xác điều con đang muốn biểu đạt đến thế.

Và, thái độ này của bạn cũng chính là một phần thưởng lớn lao cho trẻ, một sự khích lệ không nhỏ để con nỗ lực “nói chuyện” hơn.

  1. Để con làm chủ trong các tình huống cần thiết

Đây là cách “trao quyền” cho con để con cảm thấy việc giao tiếp là một “trò chơi thú vị” mang tính hai chiều. Con nói bạn nghe và con nghe bạn nói. Con làm theo bạn và bạn làm theo trẻ để trẻ thêm phần hứng thú hơn, cố gắng hơn trong việc biểu đạt, để bạn hiểu trẻ, nhằm có một “cuộc chơi công bằng” trong giao tiếp và sử dụng ngôn từ để thể hiện bản thân.

  1. Chơi cùng trẻ

Chơi giả vờ và tưởng tượng với trẻ là việc mà hầu hết các cha mẹ đều làm cùng trẻ. Bạn cũng có thể thực hiện ngay với con trong độ tuổi 1 tuổi này. Đâu là cách cực kỳ hữu hiệu giúp trẻ nhận thức âm thanh tinh tế hơn, phát triển kỹ năng bằng lời nói hiệu quả hơn.

Ví dụ, bạn cùng trẻ chơi với đồ chơi là một chú khủng long chẳng hạn. Khi bạn mô tả tiếng của khủng long, hoặc diễn tả khủng long như thế nào kèm lời nói sinh động, cũng sẽ kích thích trẻ học theo, ghi nhận, nhớ. Và lần sau cùng chơi, con sẽ biểu đạt được những điều tương tự khi được hỏi bằng lời nói.

  1. Hãy khen ngợi, khuyến kích bé yêu

 Mỉm cười và khuyến khích ngay cả những nỗ lực nhỏ nhất hoặc khó hiểu nhất khi nói chuyện với em bé. Những phản ứng của người lớn xung quanh có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lời nói của trẻ.

Dù là nỗ lực nhỏ nhất, việc khen ngợi hay tán thưởng con ngay cả khi bạn chẳng hiểu trẻ “nói gì” là cách giúp bé học được “sức mạnh” của lời nói.

3 lưu ý khi trò chuyện với trẻ

Ngoài những cách dạy trẻ nhanh biết nói kể trên thì khi trò chuyện với trẻ, bố mẹ cũng nên lưu ý 3 điểm sau đây để những cuộc hội thoại đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy trẻ biết nói sớm:

Bắt đầu từ sớm

Nhiều người nghĩ rằng trò chuyện với bé sơ sinh có vẻ là một điều vô nghĩa, vì trẻ chưa đủ phát triển để có thể phản ứng lại với bố mẹ. Tuy nhiên, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tai và phần não phản ứng với âm thanh của trẻ đã bắt đầu hoạt động. Vậy nên việc bố mẹ tích cực trò chuyện với trẻ ngay từ khi con còn trong bụng mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của con.

Chú ý tới các tín hiệu của trẻ

Bố mẹ hãy chú ý tới hướng nhìn của trẻ để xem điều gì có thể khiến con hứng thú rồi sau đó cung cấp cho trẻ những thông tin về các vật đó. Bố mẹ có thể dùng những từ đơn giản, dễ hiểu để mô tả về màu sắc, kích thước, hình dáng, hương vị… của các đồ vật. Ví dụ khi trẻ nhìn chằm chằm vào đồng hồ, bố mẹ có thể nói: “Đồng hồ xinh thế nhỉ? Đồng hồ màu trắng, hình tròn và bên cạnh còn có hình ảnh chú cún màu nâu đáng yêu quá con nhỉ?”.

Tương tác qua lại với trẻ

Hãy tạo ra những cuộc hội thoại có sự tham gia của cả bố mẹ và trẻ. Ví dụ bố mẹ hỏi con: “Con thấy chú chó kia không?”, sau đó trẻ đáp lại bằng tiếng ê a, thì bố mẹ nói: “Đúng rồi, chú chó đang ăn tối”. Việc này sẽ giúp trẻ học được rằng hội thoại là có sự tham gia từ cả hai phía và có sự lần lượt. Qua đó, trẻ cũng hiểu rằng bố mẹ quan tâm tới những gì mình nói, từ đó có động lực tập nói hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng thêm phương pháp Montessori vào cuộc sống hằng ngày hoặc lựa chọn các ngôi trường dạy theo phương pháp Montessori để giúp con đạt hiệu quả cao nhất về ngôn ngữ.

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm rất thịnh hành trên thế giới và được các bậc phụ huynh ở Việt Nam đánh giá rất cao. Phương pháp Montessori được đặt theo tên của người sáng lập – Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870- 1952). Bà là vị nữ tiến sĩ Y học đầu tiên trong lịch sử của nước Ý. Ngoài ra, bà còn là tiến sĩ Tâm lý học, Tiến sĩ giáo dục học và Tiến sỹ nhân loại học. Phương pháp này đặc biệt xây dựng nền tảng cơ bản cho một đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thuhọc hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người. Đồng thời, phương pháp Montessori con phát triển ngôn ngữ của con qua việc cảm nhận môi trường từ các giác quan, con được khám phá thế giới bên ngoài qua thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác của mình để từ đó mọi thứ con học được có thể in sâu vào não bộ.

Hy vọng với bài viết trên cha mẹ đã hiểu thêm về sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn 8 tháng tuổi, từ đó cha mẹ sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn về các phương pháp giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần nhé

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn