fbpx

EM BÉ 2 TUỔI CHƯA BIẾT NÓI PHẢI LÀM SAO?

NHỮNG DẤU HIỆU TRẺ CHẬM NÓI

TRẺ CHẬM NÓI KHÔNG PHẢI DO TỰ NHIÊN

Ngày xưa trẻ đến 03 tuổi chưa biết nói được coi là việc “bình thường” và sau đó trẻ sẽ nói được. Đó cũng là cơ chế tự nhiên trong việc bắt chước, học tập và sử dụng ngôn ngữ.

Nhưng đó là câu chuyện của 20 – 30 năm về trước, còn xã hội hiện đại bây giờ trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu và nguy cơ “bất bình thường” trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vậy phải chăng môi trường và phương pháp dạy con đã ảnh hưởng thế nào đến việc tập cho trẻ học nói?

TRẺ CHẬM NÓI DO ĐÂU?

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CON ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ?

  1. Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi chậm nói có thời gian lạm dụng TV, điện thoại, máy tính bảng.

Tivi, máy tính bảng, điện thoại hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một tác dụng đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho bé ngồi xem tivi là y như rằng con sẽ ngoan ngoãn hơn. Và những lúc như vậy là thời điểm tốt để mẹ có thể yên tâm làm các công việc khác.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho bé lười nói chuyện. Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này

Thay vì để con ngồi hàng giờ trước tivi thì mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để cùng con chuyện trò. Khi được giao tiếp với mẹ, bé sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói.

Một đứa trẻ khi có vùng âm thanh và ngôn ngữ cao thường rất nhạy về tiếng ồn, âm nhạc và thích thú khi được nghe, nhìn người khác nói chuyện. Tuy nhiên do cha mẹ quá lạm dụng vào những thiết bị truyền thông và lười nói chuyện với con, khiến con trẻ giao tiếp thụ động một chiều (bé nghe tốt nhưng lại khó và thậm chí không nói được, do không có người tương tác). Và như thế khi trẻ khó và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thì cơ chế sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, vì vậy trẻ chậm nói thường đi kèm với dấu hiệu tăng động.

Theo nghiên cứu gần đây của bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ), trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ nhiều hơn một giờ mỗi ngày có khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt ý đơn điệu hơn và tốc độ liệt kê tên gọi của các vật, đối tượng chậm hơn.

Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay và tự nhủ “Không có gì phải lo lắng…”, “một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn” và thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng “nó sẽ lớn thôi” hoặc “thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất”. Sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

  1. Trẻ 2 tuổi chậm nói được cưng chiều quá mức, không cho con có cơ hội được nói

  Khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, để có thể giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.

Khi muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

  1. Trẻ đã 2 tuổi nhưng ít nói, vốn từ ít, chỉ nói được từ đơn.

Từ 19 – 24 tháng tuổi: Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con…”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ.

  1. Trẻ chậm nói do các bệnh lý liên quan đến hội chứng tăng động kém tập trung, tự kỷ

Các hội chứng này ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, khiến trẻ không tập trung để tập nói, hoặc sợ âm thanh tiếng ồn lớn hay sợ tiếp xúc với người lạ. Trường hợp trẻ chậm nói liên quan đến  các bệnh lý trên ba mẹ trước hết nên cho bé đi thăm khám tại các cơ sở chuyên môn để trẻ được hỗ trợ tốt nhất.

Chấp nhận tình trạng của trẻ

Chưa có thuốc nào được chứng nhận có thể chữa chậm nói, không có chương trình TV nào giúp bé cải thiện. 

Âm ngữ trị liệu, tâm vận động, can thiệp và điều chỉnh tâm lý, hành vi là điều con thực sự cần. Ba mẹ cần chấp nhận tình trạng của con và cho con đi can thiệp. Một số phụ huynh thường cho rằng đưa con vô các cơ sở chuyên môn sẽ khiến tình trạng của con tệ đi hoặc sợ con bị các bé khác “lây” bệnh chậm nói.Thực tế các cơ sở chuyên môn thường phân làm 2 loại:
– Trung tâm can thiệp tâm lý, điều chỉnh hành vi dành cho các bé chậm nói đơn thuần, lăng xăng kém tập trung, rối loạn phổ tự kỷ.
– Trường chuyên biệt dành cho các bé tự kỷ nặng.

Chỉ cần dành một chút thời gian tìm hiểu, ba mẹ sẽ phân biệt được đâu là nơi phù hợp cho con.

NHỮNG MỐC PHÁT TRIỂN Ở TRẺ 2 TUỔI

  1. Những mốc vận động ở trẻ 2 tuổi:

  • Đi một mình
  • Kéo đồ chơi sau lưng trẻ khi đi
  • Mang nhiều đồ chơi lớn hoặc nhiều đồ chơi khi đi
  • Bắt đầu chạy
  • Đứng trên đầu ngón chân
  • Đá banh
  • Leo lên xuống ghế mà không cần giúp đỡ 
  • Leo lên xuống cầu thang bằng cách vịn

 

  1. Những mốc trong kỹ năng bàn tay và ngón tay ở trẻ 2 tuổi

  • Vẽ nguệch ngoạc tự phát
  • Trút vật chứa để đồ vật ra
  • Xây dựng tháp với 4 khối hoặc hơn
  • Có thể dùng một bàn tay thường hơn bàn tay kia
  1. Những mốc ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi

  • Chỉ đồ vật hay tranh ảnh khi được xướng tên
  • Nhận biết tên của những người trong gia đình, đồ vật, và những phần cơ thể
  • Nói nhiều từ đơn ( lúc 15- 18 tháng tuổi)
  • Dùng câu đơn giản (lúc 18- 24 tháng tuổi)
  • Dùng câu gồm 2 – 4 từ
  • Theo các hướng dẫn đơn giản
  • Lập lại những từ nghe trong câu chuyện 
  • Tỏ ra tự lập hơn
  • Bắt đầu biểu lộ hành vi phản đối
  • giai đoạn lo âu vì xa cách tăng đến giữa năm, rồi giảm dần
  1. Những mốc nhận thức ở trẻ 2 tuổi

  • Tìm được vật giấu dưới 2 hoặc 3 cái nắp
  • Bắt đầu lựa ra theo hình dạng và màu sắc
  1. Những mốc xã hội ở trẻ 2 tuổi

  • Bắt chước hành vi của người khác, nhất là người trưởng thành và trẻ lớn khác
  • Tăng sự ý thức về bản thân khi được tách rời khỏi những người khác
  • Tăng sự hăng say khi ở cùng các trẻ khác.

QUY TRÌNH CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ TẬP NÓI CHO TRẺ

Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ phát triển tiếp nhận ngôn ngữ? Kích thích tiếp nhận ngôn ngữ là điều rất thú vị, nhất là khi chúng ta ngắm nhìn, trao đổi với trẻ.

Chúng ta có thể luyện ngôn ngữ cho bé thông qua những công việc hàng ngày, nhưng đừng bao giờ ép buộc nếu bé phản kháng. Hãy chọn thời gian lúc trẻ háo hức muốn biết nhất. Khi tắm, kể chuyện với trẻ  là thời gian giao tiếp tự nhiên mà bé có thể phát triển khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Chúng ta không cần phải dành thời gian đặc biệt cho việc luyện ngôn ngữ cho bé. Mỗi lần trong hoạt động hàng ngày chúng kích thích tiếp nhận ngôn ngữ là đồng nghĩa với giúp trẻ học tập thêm về ngôn ngữ rồi. Chất lượng thời gian dành cho trẻ quan trọng hơn là số lượng.

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ VIỆC MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM

Nói chuyện ngang hàng: Nói về những hoạt động của trẻ và của những người khác. Nói với trẻ khi trẻ đang chơi, đi xe, tắm, hoặc đang thực hiện những hoạt động ưa thích nào đó. Việc này giúp trẻ học tập nhanh chóng bằng cách liên hệ những gì mà bé thấy, nghe, làm và cảm nhận âm thanh những từ để mô tả nó.

Mở rộng từ đầu vào sang đầu ra ngôn ngữ: Khi con của bạn nói hoặc chỉ vào đồ vật, bạn hãy bảo bé bắt chước âm thanh và sau đó cho bé biết tên của đồ vật đó. 

Kiểm soát tốc độ nói và nhấn mạnh: Hãy nói với tốc độ mà trẻ có thể hiểu được. Chúng ta cần nói chậm hơn bình thường. Nhấn mạnh những từ mà chúng ta đang muốn dạy cho trẻ hiểu bằng cách nói to hơn, kéo dài hơn hoặc âm cao hơn. Có thể tạo ra âm thanh rõ ràng mà không quá mức để trẻ có thể tiếp nhận được.

Nói dài hơn: Mở rộng chủ đề nói bằng cách thêm vào những thông tin liên quan về bất cứ điều gì mà bé đang nói tới. Nếu con của bạn chỉ vào con chó, bạn có thể nói về việc con chó thích gì hoặc ăn gì.

Cần lưu ý đừng hỏi trẻ quá nhiều câu hỏi. Thảo luận về những hoạt động của bé, nói rõ ràng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn. Mặt khác, đừng làm cho trẻ bắt chước tất cả những từ mà bạn sử dụng. Sự kích thích ngôn ngữ nên vui vẻ, chứ không phải là một công việc đơn điệu theo công thức, làm trẻ nhàm chán và chậm tiếp nhận.

KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO Ở TRẺ 2 TUỔI

Khuyến khích trẻ chơi với khối và đồ chơi mềm, giúp trẻ phát triển sự phối hợp mắt -bàn tay, kỹ năng vận động tinh, và cảm giác có năng lực.

Tiếp xúc thể chất êm ấm và thích hợp – ôm hôn, da- kề-da, thân- kề – thân- để tạo cho trẻ cảm giác an toàn và lành mạnh

Chăm chú nhịp điệu và tính khí của con bạn. Đáp ứng khi trẻ buồn hoặc vui. Hãy khuyến khích và nâng đỡ, với kỷ luật cương quyết thích hợp, mà không la hét hoặc đánh đập, cung cấp những hướng dẫn phù hợp.

Nói hoặc hát cho trẻ lúc thay đồ, tắm, ăn, chơi, đi bộ, lái xe, bằng cách dùng cách nói chuyện của người lớn. Hãy nói chậm và cho trẻ có thời gian trả lời. Tập đừng trả lời  với “ ừ, ừ” vì con bạn sẽ nhận biết khi bạn không nghe trẻ , thay vào đố hãy triển khai các câu của trẻ.

Hãy dự đoán; thiết lập mô hình cho giờ ăn, giờ ngủ trưa và ngủ tối.

Triển khai sự phối hợp từ bằng cách gọi tên những đồ vật và sinh hoạt hằng ngày.

Đọc cho con bạn hằng ngày. Chọn cách khuyến khích sờ và chỉ vào đồ vật, đọc bài thơ, bài hát, chuyện nhà trẻ.

Nếu bạn nói một ngoại ngữ thì dùng ngoại ngữ ấy tại nhà.

Chơi nhạc êm dịu cho trẻ.

Lắng nghe và trả lời câu hỏi cho con bạn. Cũng đặt câu hỏi để kích thích tiến trình tìm – giải pháp.

Bắt đầu giải thích sự “an toàn” với những từ đơn giản; ví dụ; cảm nhận hơi nóng từ bếp dạy ý nghĩa và sự nguy hiểm của vật thể nóng.

Bảo đảm những người khác chăm sóc và giám sát con bạn hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ yêu thương và thoải mái với con bạn.

Khuyến khích con đọc sách và vẽ.

Giúp con sử dụng những từ để mô tả cảm xúc và biểu lộ tình cảm như hạnh phúc, vui mừng, giận dữ, và sợ hãi.

Dành thời gian chơi với trẻ trên nền nhà hằng ngày.

Chọn chăm sóc trẻ có chất lượng nghĩa là yêu thương, đáp ứng, giáo dục, và an toàn. thăm viếng người chăm sóc con bạn thường xuyên và chia sẽ những ý tưởng của bạn về chăm sóc tích cực.

QUAN SÁT SỨC KHỎE PHÁT TRIỂN

Vì mỗi trẻ phát triển theo toocs độ riêng, không thể nói rõ khi nào con bạn hoàn thiện một kỹ năng nào đó. Những mốc phát triển được nêu trong bài này sẽ cho bạn ý tưởng khái quát về những thay đổi bạn có thể kỳ vọng khi con bạn lớn lên , nhưng bạn đừng hốt hoảng khi trẻ phát triển hơi khác. tuy nhiên, hãy báo cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ bộc lộ những dấu hiệu dưới đây về sự chậm phát triển so với lứa tuổi của trẻ. 

  • Không thể đi lúc 18 tháng
  • Không phát triển kiểu đi gót- ngón chân trưởng thành sau nhiều tháng biết đi, hoặc chỉ đi trên ngón chân.
  • Không nói ít nhất 15 từ lúc 18 tháng tuổi
  • Không dùng câu lúc 2 từ từ lúc 2 tuổi
  • Lúc 15 tháng tuổi không tỏ vẻ biết chức năng của các đồ vật thường dùng trong nhà ( bàn chải, điện thoại, chuông, nĩa,muỗng)
  • Không bắt chước được những hướng dẫn đơn giản lúc 2 tuổi
  • Không thể kéo một đồ chơi có bánh xe lúc 2 tuổi

ĐỒ CHƠI KÍCH THÍCH NGÔN NGỮ CHO TRẺ 2 TUỔI

  • Sách có bìa cứng với hình ảnh lớn, truyện đơn giản
  • Sách báo với hình ảnh em bé
  • Khối
  • Bút chì và bảng
  • Trò chơi ghép hình đơn giản
  • Đồ chơi khuyến khích trò chơi giả vờ
  • Đồ trồng cây , tưới cây , cắm hoa 
  • Đồ chơi. Xe ô tô, xe máy, tàu hỏa…
  • Vật chứa đủ hình dạng và kích thước.
  • Đồ chơi tắm ( những con vật có tiếng kêu phun nước)
  • Banh đủ hình dạng kích thước
  • Các hoạt động ngoài trời
  • Xe đạp thăng bằng, xe 3 bánh

Tác giả: Hồng Dung

Học tại Clover Montessori con bạn sẽ

  • Sau 5 ngày trẻ không còn khóc mỗi buổi sáng khi rời xa bố mẹ nữa
  • Cải thiện tình trạng trẻ chậm nói tối thiểu trong vòng 6 tháng
  • Hơn 2000 từ vựng tiếng Việt và hơn 1000 từ vựng tiếng Anh được tích lũy để vững vàng tự tin bước vào lớp 1
  • Được rèn luyện mỗi ngày kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân với hơn 200 bộ giáo cụ đa dạng
  • Được rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn với hơn 30 qui trình lớp học kiên định và nhất quán
  • Được học cách ứng xử lịch thiệp, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết hạn chế làm phiền người khác, biết tôn trọng không gian và đồ vật của những người xung quanh.

<NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY>

<Hotline: 0919 292 088, Email: info@clover.edu.vn, Fanpage: fb.com/Clover.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *