fbpx

LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ VẤN ĐỀ TÁO BÓN CỦA TRẺ MẦM NON?

Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non. Táo bón có thể gây hại cho trẻ mầm non theo nhiều cách, bao gồm: sức khỏe thể chất, ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập của trẻ.
 
Táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý trẻ nhỏ
 
Với trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi là giai đoạn các hệ cơ quan trong cơ thể con đang dần hoàn thiện các chức năng của mình. Trong tiến trình phát triển ấy trẻ có những biểu hiện rất khác nhau đòi hỏi người lớn chúng ta cần phải quan sát và theo dõi thật cẩn thận để có sự can thiệp hợp lí kịp thời. Vấn đề phải kể đến đầu tiên chính là việc đi vệ sinh của con.  
 

Nguyên nhân các vấn đề táo bón ở trẻ nhỏ

Có câu hỏi đặt ra là tại sao trẻ hay bị táo bón? Vậy khi nào chúng ta có thể xác nhận rằng trẻ bị bón. Sự phát triển của các cơ quan tiêu hoá bao gồm dạ dày, ruột,… cũng chia ra các giai đoạn nhất định. Có bé uống sữa mẹ sau tháng đầu tiên thì số lần con đi poo poo ít hẳn và từ đó bắt đầu các chuỗi lo lắng của ba mẹ. Nhưng chúng ta cần tim hiểu để biết được các nguyên nhân làm cho con chưa chịu đi ngoài.  
 
Thứ nhất, nguyên nhân thực thể (chỉ chiếm 5-10%) như phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bệnh xơ nang, một số bệnh lý thần kinh- cơ, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị ở trẻ. Với nguyên nhân này thì việc tư vấn bác sĩ và theo dõi liều thuốc là việc cấp thiết. 
 
Thứ hai, nguyên nhân chức năng (chiếm 90-95%). Việc trẻ nhịn không chịu đi vệ sinh là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón lâu dài. Với các trẻ có sự thay đổi môi trường toilet (trẻ mới đi học, chuyển nhà,…) cũng rất hay nhịn vệ sinh. 
 
Trẻ nhỏ khi đến giai đoạn ăn dặm thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị giảm nguồn cung cấp nước và sữa mẹ vốn dĩ có tác dụng xổ nhẹ, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng. 
 
Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô. Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn. 
 

Giải pháp giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón

Chính từ những nguyên nhân nêu trên, khi chúng ta đã xác định rõ thì sẽ có những sự can thiệp phù hợp mang lại hiệu quả cho trẻ. Khi xác nhận tình trạng bé nằm ở nguyên nhân chức năng thì phụ huynh sẽ bắt đầu lên kế hoạch để hạn chế và điều chỉnh lại sinh hoạt cho con nhằm cải thiện vấn đề táo bón.
 
Một số giải pháp hữu hiệu đã thực hiện thành công tại Hệ thống mầm non Clover Montessori trong thời gian qua mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo như sau: 
 
 
Trẻ nhỏ thường ưa thích ăn những thực phẩm giàu đạm và thừa chất béo, còn ít chất xơ và nước. Điều này gây ra sự cố định trong đường tiêu hóa, gây ra táo bón. Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, chế độ ăn nhiều rau quả. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ. Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền… 
 
Một khẩu phần ăn trưa thông thường của trẻ tại Clover Montessori
 
 
Thứ 2, cho trẻ uống nhiều nước 
 
Việc theo dõi lượng nước uống hằng ngày cũng sẽ giúp cải thiện các vấn đề táo bón của trẻ. 
 
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng cần uống 600ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…). 
  • Trẻ 1 – 3 tuổi cần uống 900ml nước/ngày. 
  • Trẻ 3 – 5 tuổi cần uống 1200ml nước/ngày. 
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày. 
Riêng với trẻ tại Clover Montessori, phụ huynh sẽ được cập nhật lượng nước uống thực tế hàng ngày của con thông qua App Clover Mobile, từ đó cả thầy cô và cha mẹ sẽ nắm được tình hình uống nước của con hàng ngày từ đó có điều chỉnh hoặc nhắc nhở, khích lệ phù hợp mỗi ngày.
 
Thứ 3, tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ 
 
Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày. Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này. 
 
Thứ 4, massage bụng bé hằng ngày 
 
Điều này rất tốt và hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút. 
 
Hiện nay, có rất nhiều video hướng dẫn từ các bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi và các trung tâm y tế được đăng tải trên các kênh Youtube, cha mẹ có thể dễ dàng tham khảo và thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách cho trẻ tại nhà.
 
App Clover Mobile có tính năng thông báo lượng nước uống của trẻ trong ngày 
 
Với những nguyên nhân và các cách tác động khi bé bị táo bón một cách tự nhiên, hạn chế can thiệp của thuốc sẽ là cơ hội cho hệ tiêu hoá, bài tiết của các bé được phát triển mạnh mẽ nhất. Clover luôn quan tâm theo dõi lượng nước, thức ăn con dùng hằng ngày và luôn đảm bảo con ăn đa dạng các loại rau củ quả hay thịt. Từ đó giúp con giảm đi nỗi sợ khi đến lúc muốn poopoo hay giúp các hệ cơ quan trong cơ thể được phát triển một cách an toàn, tự nhiên nhất. 
 
– Cô Trần Kim Dung – Cơ sở Phú Mỹ Hưng –
 
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.