fbpx

Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

Khẩu phần ăn cho trẻ mầm non là tiêu chuẩn bữa ăn của trẻ trong ngày bằng các loại loại thực phẩm sẵn có để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ. Trong khẩu phần ăn cho trẻ điều quan trọng là cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể riêng của từng trẻ. Hãy cùng Clover tham khảo cách tính dưới đây nha

 

Bảng định lượng chế độ, khẩu phần ăn của trẻ mầm non

Theo quy định chuẩn của chương trình giáo dục mầm non

Tiêu chí Nhà trẻ Mẫu giáo
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng ( Đơn vị ngày / trẻ ) 930 – 1000 Kcal 1230 – 1320 Kcal
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường 600 – 651 Kcal

(chiếm 65% cả ngày)

615 – 726 Kcal

(chiếm 50-55% cả ngày)

Số bữa ăn tại trường Hai bữa chính và 1 bữa phụ Một bữa chính và 1 bữa phụ
Năng lượng phân bổ cho các bữa ăn – Bữa trưa: 30-35% năng lượng cả ngày.

– Bữa chiều: 25-30% năng lượng cả ngày.

– Bữa phụ: 5-10% năng lượng cả ngày

– Bữa trưa: 30-35% năng lượng cả ngày

– Bữa phụ: 15-25% năng lượng cả ngày

Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng -Chất đạm (Protit): 13-20% năng lượng khẩu phần

-Chất béo (Lipit): 30-40% năng lượng khẩu phần

-Chất bột (Gluxit): 47-50% năng lượng khẩu phần

-Chất đạm (Protit): 13-20% năng lượng khẩu phần

-Chất béo (Lipit): 25-35% năng lượng khẩu phần

-Chất bột (Gluxit): 52-60% năng lượng khẩu phần

Nước uống 0,8- 1,6 lit/trẻ/ ngày (Kể cả nước trong thức ăn) 1,6- 2,0 lit/trẻ/ ngày (Kể cả nước trong thức ăn)

 

Cân nặng “chuẩn” của trẻ mầm non

Tiêu chuẩn cân nặng- chiều cao của trẻ 3-5 tuổi
Tiêu chuẩn cân nặng- chiều cao của trẻ 3-5 tuổi

 

Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non

Nếu như từ 1 – 3 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò về mọi vật xung quanh thì đến 3 – 5 tuổi, trẻ đã biết tự mình khám phá vạn vật, liên tục đặt những câu hỏi cho người lớn. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu học về văn hóa ăn uống, các món ăn, số lượng thức ăn mỗi ngày… và từ đó hình thành thói quen ăn uống của bản thân về sau.

Do đó, nếu bố mẹ không xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đúng cách, trẻ có thể gặp phải những vấn đề dinh dưỡng ở độ tuổi này như:

  • Suy dinh dưỡng: là tình trạng thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ.
  • Thừa cân, béo phì: do năng lượng cung cấp nhiều hơn năng lượng tiêu hao, khiến tỷ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường.
  • Biếng ăn: có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý, thức ăn đơn điệu khiến bé thấy chán ăn, do ảnh hưởng của thuốc hoặc bắt nguồn từ yếu tố tâm lý – bé không thoải mái khi ăn, bé sợ ăn vì bị ép…
    Chậm tăng chiều cao: trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi, khiến trẻ thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.

 

Nhu cầu năng lượng trong bữa ăn cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo (3 – 5 tuổi), nhu cầu năng lượng khuyến nghị trung bình từ 1.230 – 1.320 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% tổng năng lượng khẩu phần.

 

Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

Khẩu phần ăn cho trẻ
Cách tính khẩu phần ăn của trẻ theo chuyên gia dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là vô cùng quan trọng do vậy cần phải xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non đầy đủ chất dinh dưỡng theo các yêu cầu sau:

  • Đáp ứng đủ lượng calo

Đối với trẻ mầm non, phần lớn thời gian trẻ hoạt động, học tập và vui chơi chủ yếu là ở trường. Do đó một ngày trẻ sẽ cần 735 – 882 Kcal năng lượng một ngày. 

  • Cân đối giữa các chất Protein – Chất béo – Đường

Trong khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm có chứa đủ Protein – Lipid – Glucid theo tỷ lệ 14 – 16; 18 – 20 ; 60 – 68.

  • Thực đơn đa dạng phong phú

Trẻ mầm non đang ở trong độ tuổi phát triển vì thế trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ phải kết hợp đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn.

  • Tính khẩu phần ăn cho trẻ theo từng mùa

Tính khẩu phần ăn cho trẻ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết theo từng mùa. Mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu về các món có nhiều nước cho trẻ cần phải tăng lên. Mùa đông thời tiết lạnh cha mẹ có thể sử dụng các món xào, rán thuộc các món hầm nhừ.

  • Công thức:

 

Tỉ lệ (Kcal/gram) Protit (đạm) Lipit (béo) Gluxit (bột) Tổng
Tỉ lệ P : L : G 14% 26% 60%
Gram 1 g 1 g 1 g
Kcal 4 Kcal 9 Kcal 4 Kcal
Vậy muốn 1 khẩu phần ăn có 600 Kcal/trẻ/ngày tại trường, ta cân đối P(14%) L(26%) G(60%) như sau
+ Kcal phân bổ cho P:L:G 600 * 14% = 84 Kcal 600 * 26% = 156 Kcal 600 * 60% = 360 Kcal 600 Kcal
+ Gram phân bổ cho P:L:G 84/4 = 21 g 156/9 = 17 g 360/4 = 90 g 128 g

 

Từ đó chọn thực phẩm tương ứng đảm bảo tính đa dạng, theo mùa và tình hình tài chính của trường. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các anh chị quản lý mầm non

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *