Giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi là thời điểm vàng, làm sao để ba mẹ có thể thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ trong khoảng thời gian này là bài toán vô cùng nan giải.
Phát hiện thời kì nhạy cảm đúng lúc – mở ra cánh cửa năng lực bền vững cho trẻ
Hiểu về thời kỳ nhạy cảm của trẻ
Theo phương pháp giáo dục Montessori, ngưỡng 0-6 tuổi của trẻ là “thời kỳ nhạy cảm”. Bởi lẽ, giai đoạn này não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ, tạo ra các kết nối thần kinh mới và xây dựng cấu trúc não bộ. Nếu trẻ rơi vào trạng thái thiếu đi sự chăm sóc của ba mẹ hoặc đối diện với những điều tiêu cực, sự phát triển não bộ của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng. Trong số đó có các vấn đề như suy dinh dưỡng, thiếu tình yêu thương, bị bạo lực, bị xâm hại tình dục… dẫn đến rối loạn tâm lý và hành vi trong tương lai.
Song, giai đoạn này cũng là thời điểm tốt giúp trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Việc tạo môi trường lành mạnh và tích cực thông qua những hoạt động vui chơi, khám phá… sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, tư duy và thể chất. Đồng thời, sự lựa chọn cách giáo dục cho trẻ trong thời kỳ này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tương lai. Bởi lẽ đó, để đảm bảo cho con trẻ được phát triển toàn diện cũng như phát huy tối đa tiềm năng ẩn sâu bên trong mình, ba mẹ cần thấu hiểu hơn về thời kỳ nhạy cảm của con.
Theo nghiên cứu, ở giai đoạn 0-6 tuổi, khi trẻ được đặt trong một môi trường thích hợp thì việc học đối với trẻ là “tự nhiên” và có thể diễn ra một cách “tự động”. Khi đó, trẻ có thể tự do khám phá và say xưa tìm hiểu về thế giới xung quanh mà không mệt mỏi hay chán nản. Đó cũng là một điều đặc biệt mà Clover Montessori nhận ra ở trẻ khi chúng được hòa mình vào môi trường lành mạnh và được học các tài liệu phù hợp.
Cách trẻ làm việc với giáo cụ là một trong những yếu tố quan trọng phát hiện thời kỳ nhạy cảm
Phương pháp Montessori cho rằng, trẻ được khuyến khích để khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách sử dụng các góc giáo cụ. Các hoạt động được thiết kế để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, tư duy, và thể chất, tất cả đều được giám sát và hướng dẫn bởi giáo viên theo cách không can thiệp quá nhiều vào quá trình học của trẻ.
Phát hiện thời kỳ nhạy cảm của trẻ
Để phát hiện thời kỳ nhạy cảm của trẻ, ba mẹ cần quan sát và tìm hiểu cẩn thận về các dấu hiệu phát triển của trẻ trong từng giai đoạn tuổi khác nhau.
Dưới đây là một số gợi ý để giúp phát hiện thời kỳ nhạy cảm của trẻ:
- Quan sát sự phát triển của trẻ: Quan sát cách trẻ hoạt động, tương tác và khám phá thế giới xung quanh để xác định xem trẻ đang ở giai đoạn phát triển nào.
- Tìm hiểu các đặc điểm phát triển của trẻ từng độ tuổi: Tìm hiểu về các đặc điểm phát triển của trẻ từng độ tuổi để hiểu rõ hơn về các kỹ năng và khả năng phát triển trong thời kỳ nhạy cảm.
- Quan sát cách trẻ học tập: Quan sát cách trẻ tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin để xác định thời điểm mà trẻ đang đạt đến sự nhạy cảm cao nhất về khả năng học tập.
- Tìm hiểu về các giai đoạn nhạy cảm của trẻ: Tìm hiểu về các giai đoạn nhạy cảm của trẻ, từ những tháng đầu đến 6 tuổi, để có thể nhận biết và hỗ trợ trẻ phát triển trong thời kỳ này.
- Tìm môi trường: Khi trẻ được sống trong môi trường phù hợp chúng sẽ được phát triển một cách tốt nhất.
Sự gắn kết gia đình tạo cơ hội rất lớn để phát hiện ra thế mạnh của trẻ
“Mỗi người sẽ sớm nhận ra được mình hiểu biết ít đến thế nào khi con trẻ bắt đầu đặt câu hỏi”. Đó là những câu hỏi “Vì sao?” trên hành trình mở mang tri thức và cuộc sống của trẻ, đòi hỏi các phụ huynh dù là lần đầu làm ba mẹ hay lần thứ hai, thứ ba… vẫn phải học cách lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng con. Trên hành trình đó, việc ba mẹ phát hiện thời kỳ nhạy cảm của trẻ là vô cùng quan trọng.
Tin tưởng rằng sự quan sát, tìm hiểu, kiên trì, đầu tư thời gian công sức và sự hỗ trợ từ các chuyên gia giáo dục sẽ là những gợi ý hay giúp ba mẹ tự tin bước cùng con trong thời kỳ nhạy cảm, giúp trẻ lớn lên và thành công hơn.
– Cô Trần Thị Thu Thủy – Hiệu trưởng Cơ sở Thủ Đức –
Biên tập: Nguyễn Kim Xuyến
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.