fbpx

TẠI SAO NGƯỜI LỚN CẦN ‘ĐI CHẬM, NÓI KHẼ’ VỚI TRẺ? 

Khi người lớn trở quay trở về phiên bản trẻ thơ: đi chậm, nói chậm cùng trẻ, bạn sẽ cảm nhận được sự kết nối mãnh liệt của cả hai, xóa bỏ những khoảng cách về tuổi tác lẫn vai xưng. 
 
Nắm tay con và sải những bước chân thật ngắn 
 
Trẻ từ khi chào đời đến khi bập bẹ biết nói đều rất cần sự tương tác của ba mẹ và mọi người xung quanh. Điều đó đồng nghĩa rằng chúng ta phải biết cách giao tiếp phù hợp, làm thế nào tạo cho con mối giao cảm thân tình và gần gũi nhất. Chính sự tương tác giữa bạn với con trẻ sẽ là một hình thức giao tiếp, không chỉ có ngôn từ mà còn bao gồm cả ngữ điệu giọng nói, ánh mắt, cử chỉ và phong thái. 
 
Tuy nhiên, ngôn ngữ, ngoại hình và phong thái của người lớn vẫn luôn là điều bí ẩn trong đôi mắt trẻ thơ. Chắc hẳn đã không ít lần bạn nhìn thấy trẻ khép nép phía sau lưng ba hoặc mẹ khi phải tiếp xúc một người lạ. Với trẻ, người lớn như một “gã khổng lồ”. Chúng sợ hãi trước sự cao to, vạm vỡ, thậm chí là bậc khóc nếu không đuổi kịp bước chân nhanh nhẹn của ta. 
 
Trẻ thường sợ tiếp xúc với người lạ
Vậy làm thế nào để trẻ có thể cảm thấy an toàn, vui vẻ khi giao tiếp? Clover đã quan sát và đưa ra sự lựa chọn phù hợp qua 2 quy tắc: “giảm âm lượng – giảm tốc độ”. Để con được “tắm” trong một môi trường ngôn ngữ lịch thiệp, người lớn chúng ta cần kiên nhẫn “chậm lại” trong từng câu nói. Có nghĩa, ta cần học cách nói tròn vành rõ chữ, đúng cú pháp, từ ngữ đơn giản, âm lượng to rõ, mạch lạc để trẻ có thể lắng nghe và ghi nhớ. Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi khi trẻ có nhu cầu được bày tỏ ý kiến, người lớn cũng cần thu mình lại ở phiên bản nhỏ bé bằng cách quỳ gối, hạ thấp trọng tâm ngang bằng tầm mắt với trẻ. 
 
Nhờ áp dụng dụng 2 quy tắc nói chậm và đi chậm khi giao tiếp, trẻ tự thấm những bài học tôn trọng và yêu thương; những cử chỉ, điệu bộ chuẩn mực để có cho mình vốn ngôn ngữ hình thể. Thay vì áp đặt trải nghiệm của người lớn lên trẻ, bạn hãy đồng cảm với cách nhìn nhận qua lăng kính của chúng; hãy sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên mà không phủ nhận quan điểm. Điều đó giúp trẻ nhận ra rằng chúng đang nhận sự tôn trọng và bản thân chúng cũng cần đối xử với những người xung quanh tử tế như thế. 
 
Phương pháp Montessori là triết lý giáo dục phát triển trí tuệ và khuyến khích tự chủ cho trẻ em. Phương pháp này được đặt theo tên của người sáng lập là bác sĩ Maria Montessori, một nhà giáo và nhà tâm lý học người Ý, được phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Với tôn chỉ xem trẻ em là “trung tâm”, không chỉ cho bé học hỏi kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng sống và phát triển thiên tư. Clover Montessori xem sự đơn giản và phù hợp là tiêu chuẩn khi rèn dạy và bồi đắp kiến thức cho trẻ. 
 
Giáo viên Clover thực hiện “đi nhẹ, nói khẽ” cùng trẻ để giao tiếp hiệu quả 
 
Không chỉ “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, đội ngũ giáo viên tại Clover còn tỉ mỉ và đề cao việc lựa chọn kiến trúc và nội thất cho lớp học. Cụ thể, ở từng kệ dép, cái ghế, cái bàn hay bộ giáo cụ học tập… cũng đều được bố trí kích cỡ nhỏ, vừa tầm mắt bé. Điều này giúp bé cầm, giữ và cảm nhận mọi vật xung quanh tốt hơn. 
 
Thực tế cho thấy, để người lớn trở về với phiên bản trẻ thơ, tập thói quen đi chậm, nói khẽ là một thách thức lớn. Vì vậy, đội ngũ giáo viên, nhân viên Clover Montessori, trước khi trở thành “người một nhà” của Clover đều phải thấm nhuần bài học “hành trình quay trở về một đứa trẻ”. Nhà trường mong muốn truyền tải những lý lẽ thuyết phục nhất, để mỗi người thầy người cô dạy trẻ hiểu được lý do tại sao người lớn cần phải thu mình khi giao tiếp cùng trẻ. 
 
Clover tạo mọi điều kiện để truyền đạt giá trị đến trẻ trong môi trường chủ động, thân thiện để trẻ phát huy năng lực tự học, khám phá tiềm năng tự nhiên, riêng biệt. Hiểu mình là cầu nối đưa trẻ đến với thế giới, Clover Montessori luôn ghi nhớ 2 quy tắc “giảm âm lượng – giảm tốc độ” sánh bước cùng trẻ trên hành trình lớn lên. Qua đó có sự kết nối hiệu quả, tạo cơ hội cho trẻ tự tin thể hiện chính mình. 
 
 – Cô Nguyễn Thị Hồng Dung – Hiệu phó Cơ sở Phú Mỹ Hưng –   
 
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.