fbpx

Khẩu phần ăn cho trẻ mầm non – Đảm bảo dinh dưỡng

Khẩu phần ăn cho trẻ mầm non là tiêu chuẩn bữa ăn của trẻ trong ngày bằng các loại loại thực phẩm sẵn có để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ. Biết được cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp hơn về mùa, sở thích riêng của từng bé, …

1. Nhu cầu calo trong từng khẩu phần ăn của trẻ mầm non:

Để tính được khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày, cha mẹ cần phải nắm rõ nhu cầu năng lượng cho con trẻ như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi phải nạp khoảng 100 – 200 Kcal/ kg/ ngày
  • Trẻ lớn hơn: 1000 Kcal + 100 x số tuổi

Ví dụ thực đơn 1 ngày:

  • Bữa chính sáng: hủ tiếu thịt bằm
  • Món mặn: cá viên sốt thịt.
  • Canh thập cẩm (su hào, khoai tây, cà rốt…).
  • Bữa chiều: Xôi vừng dừa

Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non: 

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là vô cùng quan trọng do vậy cần phải xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non đầy đủ chất dinh dưỡng theo các yêu cầu sau:

  • Đáp ứng đủ lượng Calo

Năng lượng được cung cấp cho trẻ chủ yếu đến từ bột đường và chất béo. Bột đường có nhiều ở các loại ngũ cốc và đường còn chất béo có nhiều ở dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu.

Đối với trẻ mầm non, phần lớn thời gian trẻ hoạt động, học tập và vui chơi chủ yếu là ở trường. Do đó một ngày trẻ sẽ cần 735 – 882 Kcal năng lượng một ngày.

Một lưu ý nhỏ cho các trường mầm non khi xây dựng thực đơn. Cần chú ý kết hợp hài hòa giữa hai loại thực phẩm ít và nhiều calo. Để đảm bảo đa dạng thực đơn mà vẫn đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày cho trẻ.

  • Cân đối giữa các chất Protein – Chất béo – Đường

Protein là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Đây cũng là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng các tố chất quan trọng trong cơ thể của trẻ. Protein có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, sữa, đậu, lạc, vừng …

Lipid chính là nguồn cấp năng lượng cần thiết. Những loại thực phẩm giàu Lipid gồm mỡ lợn, dầu ăn, một số loại thịt cá và hạt quả có nhiều tinh dầu. Còn Glucid là chất cung cấp lượng chủ yếu cho cơ thể trẻ mầm non. Có nhiều trong: bột mì, gạo, miến, đường, đậu…

Như vậy trong bữa ăn cho trẻ mầm non hằng ngày chúng ta phải đảm bảo cân bằng đầy đủ các loại chất trong thực phẩm nghĩa là cân đối lượng chất ( P – L – G ).

Muốn cân đối lượng chất, phải đảm bảo:

  • Đạm có thể cung cấp từ động vật và cả từ thực vật nên cần biết kết hợp đạm cung cấp từ các loại động vật như – thịt – trứng – cá – sữa với đạm từ thực vật như: lạc – đậu – vừng. Một số loại canh rau có độ đạm khá cao như rau muống, rau ngót, giá đỗ.
  • Cần chế biến các món rán, xào để đảm bảo lượng lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ. Đảm bảo đủ nhu cầu cơ thể trẻ mà vẫn cân đối giữa các bữa ăn chính và phụ . Một số món khác có thể nấu như mỳ, gạo nếp, chè…

Trong khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm có chứa đủ Protein – Lipid – Glucid theo tỷ lệ 14 – 16; 18 – 20 ; 60 – 68.

  • Thực đơn đa dạng phong phú

Trẻ mầm non đang ở trong độ tuổi phát triển vì thế các chất dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhất là lứa tuổi mầm non. Do đó, mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ cần phải kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mỗi loại thực phẩm nhất định cung cấp lượng chất, số chất nhất định. Đểtrẻ ăn đủ chất thì phải đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn.

Ví dụ như:  đậu phụ có thể chế biến nhiều món như: đậu nhồi thịt, đậu rán sốt cà chua, trứng hấp thịt đậu phụ… Cua đồng có thể chế biến với rau đay, mồng tơi, mướp, rau dền, rau muống…Đồng thời, các món ăn sẽ được thêm gia vị phù hợp để tạo vị món khác nhau, hấp dẫn với trẻ nhưng cần tránh các gia vị cay nóng và hạn chế tối đa gia vị công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non theo từng mùa

Tính khẩu phần ăn cho trẻ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết theo từng mùa. Mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu về các món có nhiều nước cho trẻ cần phải tăng lên. Mùa đông thời tiết lạnh cha mẹ có thể sử dụng các món xào, rán thuộc các món hầm nhừ. Nhân viên bếp và cấp dưỡng mầm non nên sử dụng các loại rau quả theo mùa . Hạn chế dùng thực phẩm trái mùa sẽ an toàn hơn và tiết kiệm chi phí.

CÁC  BÀI  VIẾT KHAM KHẢO:

  1. PHƯƠNG  PHÁP  MONTESSORI
  2. CHƯƠNG TRÌNH  GIẢNG DẠY
  3. TẠI  SAO NÊN CHỌN CLOVER
  4. KIẾN THỨC CHO MẸ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *