fbpx

CLOVER MONTESSORI: KHÔNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG LỚP HỌC VÀ KHÔNG GIAN CHUNG

Giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh muôn màu, mở mang với những hoạt động thực tế nhằm phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và sáng tạo… là những lý do Clover Montessori không sử dụng thiết bị điện tử trong quá trình giảng dạy, cụ thể là tivi.
 
Clover Montessori không sử dụng màn hình tivi trong phòng học
 
Một nghiên cứu của các chuyên gia Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ đến bệnh viện khám vì mắc hội chứng Tic (cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được) có xu hướng cao hơn trước. Thật bất ngờ khi thói quen cho trẻ xem tivi quá nhiều lại là một trong số những nguyên nhân chính. Không chỉ dừng lại ở việc trẻ mất kiểm soát hành vi, việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, sự phát triển thần kinh, khả năng tập trung của trẻ và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
 
Trước những hệ lụy này, Clover đã lựa chọn “nói không” với việc sử dụng thiết bị điện tử như tivi trong lớp học; mong muốn tạo ra một môi trường học tập lành mạnh giúp trẻ phát triển toàn diện, bao gồm sức khỏe thể chất lẫn lẫn tinh thần.

Khám phá thế giới xung quanh

Với niềm tin trẻ em là những con người đầy tiềm năng, có khả năng học hỏi và phát triển bản thân một cách tự nhiên mà không bị hạn chế, Clover ứng dụng phương pháp Montessori vào việc dạy và học, đề cao việc giáo dục trẻ thông qua trải nghiệm trực tiếp với môi trường xung quanh và các vật dụng thực tế. Bởi lẽ, việc sử dụng thường xuyên thiết bị điện tử như tivi trong quá trình học tập có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý, đặc biệt là giảm khả năng tập trung và sáng tạo của trẻ.
 
Các trẻ tại Clover Montessori thích thú khi tham gia hoạt động giã ngoại
 
Montessori xem trẻ em là những người học chủ động và có khả năng tự học. Việc sử dụng các thiết bị điện tử có thể cản trở quá trình này. Thay vào đó, trường học sẽ cung cấp cho trẻ một môi trường học tập an toàn, đầy đủ các dụng cụ, giáo cụ và hoạt động thực tế phù hợp với từng lứa tuổi, sở thích của trẻ.
 
Cụ thể tại Clover, thay vì cho trẻ học qua hình ảnh từ màn hình tivi, trường học sẽ tập trung vào việc tổ chức cho trẻ các hoạt động tham quan, dã ngoại. Thông qua những trải nghiệm thực tế này, trẻ sẽ có cơ hội khám phá và học hỏi về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển hơn nữa kỹ năng tư duy, logic và sáng tạo.

Phát triển tự nhiên

Một môi trường không có thiết bị điện tử sẽ thôi thúc bên trong trẻ sự tương tác và giao tiếp với những người xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Từ đó trẻ có thể học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết như khả năng lắng nghe, chia sẻ hoặc bày tỏ mong muốn của mình với người khác, và biết cách hợp tác, gắn kết tốt hơn với mọi người. Bởi lẽ đó, nhà trường đặc biệt chú trọng việc tạo ra một môi trường học tập hòa đồng và giao tiếp tích cực giữa các trẻ.
 
Thông qua những bài học thực tế từ mỗi buổi dã ngoại tại Clover, trẻ ngày một trưởng thành hơn. Đó là sự trưởng thành trong suy nghĩ, hành động lịch sự với bạn bè, thầy cô cùng những người yêu thương quanh mình. Hơn nữa, khi các trẻ được tương tác, được tận mắt quan sát cảnh vật, được dùng tay sờ nắm, cảm nhận thì càng thêm yêu quý môi trường thiên nhiên của mình.
 
Và hiển nhiên, việc sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn giới hạn cơ hội phát triển tư duy và khả năng hình thành tính độc lập của các con, không phù hợp với triết lý giáo dục Montessori. Về lâu dài, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngại giao tiếp hoặc sợ giao tiếp với tất cả những người xung quanh. Bởi lẽ, theo triết lý giáo dục Montessori, trẻ em sở hữu cho chúng khả năng tự học và phát triển bản thân một cách tự nhiên tốt nhất bằng những trải nghiệm trực tiếp với môi trường xung quanh hoặc qua các giáo cụ phù hợp. 
 
– Cô Trần Thị Thu Thủy – Hiệu trưởng Cơ sở Thủ Đức –
 
***
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.