Ở giai đoạn này, khả năng tiếp nhận và hấp thụ của trẻ tuyệt vời đến mức thiên tài nếu không được tác động mang tính giáo dục thì não sẽ không thể phát huy tối ưu và khả năng hấp thụ ấy sẽ biến mất.
Cơ sở của giáo dục sớm bắt nguồn từ khả năng vô biên của trẻ trong 6 năm đầu đời.
Các giai đoạn phát triển của trẻ theo quan điểm của Montessori. Theo Maria Montessori trẻ phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phôi thai
- Giai đoạn 2: Thấm hút
- Giai đoạn 3: Thụ đức
Tại Clover Montessori, chúng tôi không những hướng tới một phương pháp giáo dục sớm giúp con phát triển tối đa những tố chất và tài năng ưu việt của con mà còn nhấn mạnh việc định hình nhân cách của con, tầm quan trọng của tình yêu thương gia đình và các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và môi trường xung quanh.
Mỗi đứa trẻ khi đến với thế giới này đều mang theo thiên tư của mình. Ba mẹ có bao giờ nghĩ rằng một đứa trẻ 14 -24 tháng ấy đã có thể:
- Tự dọn và cất bàn ăn theo một quy trình quy tắc, ăn uống đa dạng các món ăn
- Trẻ làm quen với nề nếp sinh hoạt của lớp một cách khoa học
- Tự tin dạn dĩ hơn với các mối quan hệ xã hội.
Và còn nhiều hơn thế nữa khi con đến với Clover Montessori
Clover đã có cách để tương tác giúp trẻ phát triển bởi:
- Chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống phát đồ riêng cho từng độ tuổi của con.
- Hệ thống giáo cụ Montessori.
- Với từng độ tuổi sẽ có cách hướng dẫn khác nhau để trẻ hoàn thiện và phát triển về nhân cách, nhận thức, vận động, cảm xúc…
CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỚP NURSERY (15 – 18 THÁNG)
Clover đã trang bị tổng cộng 269 bộ giáo cụ cho trẻ từ 15 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Riêng đối với lớp Nursery có 62 bộ với 3 góc giáo cụ đặc trưng:
- Góc 0-3
- Góc Sensorial (cảm quan)
- Góc Practical Life (thực hành cuộc sống)
Góc 0 – 3:
Đây là góc giáo cụ dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Góc 0-3 có tổng cộng 18 bộ giáo cụ:
- Từ bộ 1 đến bộ 6 cung cấp các khái niệm trong không gian. Thay đổi về sự xuất hiện và biết mất của bóng và các khối lăng trụ.
- Từ bộ 7 đến bộ 8 là những bộ về khả năng định vị và đếm tuyến tính các đĩa tròn.
- Từ bộ 9, 10, 16 là những hình học 2D với những hình học như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình 0val, nhằm thực hiện định vị, ghép tương ứng.
- Bộ 11 là trò chơi đếm tuyến tính từ 1 đến 5, khái niệm khe, biến mất – xuất hiện.
- Bộ 12, 13 là những bộ có khả năng định vị, khái niệm bên phải, đĩa tròn, khối cầu, chốt cắm, lỗ.
- Bộ 14, 15 là những bộ phân loại khối, ghép tương ứng, nhận biết khối lục giác, khối hình tròn, khối hình vuông, khối trụ tam giác, khối trụ vuông, khối trụ chữ nhật, khối trụ tròn.
- Bộ 17 là giúp trẻ có khả năng định vị, phát triển vận động tinh các đầu ngón tay, kỹ năng phân loại theo từng khối hình học màu.
- Bộ 18 giúp trẻ nhận biết khái niệm lớn – bé, cao – thấp, dày – mỏng, nông – sâu.
Góc Sensorial:
Coi là góc Góc cảm quan, góc Sensorial giúp con:
- Phát triển thị giác: con sẽ nhận biết được các màu sắc cơ bản
- Phát triển thính giác: con sẽ nghe và phân biệt được âm thanh to – nhỏ khác nhau
- Phát triển xúc giác: con sẽ được sờ – cảm nhận và nhận biết các khối hình học khi làm việc với giáo cụ:
► 1 số giáo cụ đặc trưng: Bảng màu số 1, Hộp phân biệt âm thanh, Chiếc túi kỳ diệu…
Góc Practical Life:
Còn được gọi là góc thực hành cuộc sống. Giáo cụ góc Practical Life giúp trẻ phát triển vận động của đầu ngón tay, cơ bàn tay; cách sử dụng những đồ vật xung quanh như muỗng, kẹp, đũa, kéo,.. và những kỹ năng cơ bàn trong cuộc sống
Ngoài ra chúng còn giúp trẻ mở rộng vốn từ thông qua các khái niệm mới như: “ khung gỗ”, “ vạt áo”, “ Khuy”, “cúc bấm” , “ cúc áo”, “ khóa”, “kim”,…
Trong quá trình làm việc với giáo cụ trẻ cũng rèn luyện cho mình các kỹ năng: vận động tinh, vận động thô, quan sát, ghi nhớ, phân loại, sắp xếp, định lượng, định vị, từ đó trẻ trở nên tập trung và kiên nhẫn hơn trong công việc.
Góc Practical Life có tổng cộng 77 bộ giáo cụ:
- Từ bộ 1 đến bộ 8 sử dụng muỗng, kẹp inox, nhíp cong, đũa giúp trẻ phát triển vận động tinh các đầu ngón tay linh hoạt khéo léo, phát triển cơ bàn tay khả năng nắm giữ và co.
- Từ bộ 9 đến bộ 21 là những bộ giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, định vị, định lượng một cách khéo léo.
- Từ bộ 22 đến 25 là những ghi nhớ lặp lại một quy trình có quy tắc như tự gấp xếp các vận dụng cá nhân một cách gọn gàng khi con đến trường hay về nhà như quần áo, khăn, vớ.
- Từ bộ 26 đến 65 giúp trẻ vận động thô, sử dụng lực cánh tay từ những vật dụng xung quanh như kẹp, chổi, ki, kềm cắt móng, bàn chải, cách chăm sóc cây. Những vật dụng quen thuộc tưởng chừng như chỉ có người lớn mới làm được, thông qua những bộ giáo cụ này giúp trẻ cảm thấy mình trưởng thành hơn trong suy nghĩ của người lớn.
- Từ bộ 66 đến 77 là những bộ giáo cụ giúp trẻ bước đầu làm quen với việc tự chăm sóc bản thân, nắm được khái niệm đóng mở thông qua những vật dụng hằng ngày mà con luôn được ba mẹ giúp đỡ như cúc áo, kim băng, cúc bấm, khóa bấm, khóa dán, dây, dây nơ, dây đai, khóa kéo, dây giày).
CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỚP PRESCHOOL (24 – 36 THÁNG)
Với hệ thống 85 bộ giáo cụ đa dạng được chia thành các góc: 0-3, cảm quan, toán, địa lý, thực hành cuộc sống, ngôn ngữ, động- thực vật nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tạo tiền đề vững chắc khi lên lớp 3-6 tuổi.
- Góc 0-3 (8 bộ ): bao gồm các bộ giáo cụ về màu sắc, lắp ghép, hoạt động bỏ vào lấy ra, định vị,… trẻ phát triển các giác quan thông qua việc: cầm, nắm, sờ, lắng nghe âm thanh tạo ra khi cho bóng vào hộp,… Trẻ cảm nhận hình dạng của các hình khối, bóng, độ cao thấp, nhận – phân biệt các màu sắc cơ bản.
- Góc cảm quan (20 bộ): trẻ sẽ phát triển khả năng phân biệt giống, khác nhau qua thao tác: sờ, cầm nắm, tìm cặp đôi, phân loại, sắp xếp,…Trẻ nhận biết vật, tranh ảnh bằng thị giác, xúc giác, tìm hình dạng các vật, đặt giáo cụ theo quy tắc. Trẻ tìm đúng vị trí của vật thông qua hoạt động sờ, định vị, lắp ghép. Trẻ nhận biết, phân biệt dày mỏng, cao thấp, dài ngắn, to nhỏ, các hình khối, màu sắc, độ đậm nhạt, âm to nhỏ,v.v…. Việc luyện tập với những bộ giáo cụ góc này chính là tiền đề để trẻ phát triển khả năng tri giác không gian, định vị, nhận biết và phát triển các giác quan.
- Góc thực hành cuộc sống (42 bộ): xuất phát từ các vật dụng quen thuộc, gần gũi trong đời sống hàng ngày: chén sứ, muỗng, đũa, chén nhỏ, ly, các loại đậu, chổi, ki, giấy, kéo, hoa, trứng, các loại trái cây… đã tạo nên các bộ giáo cụ kích thích sự tò mò và ham khám phá cho trẻ. Khi thao tác với các bộ giáo cụ ở góc này giúp trẻ phát triển nhận thức, sự khéo léo, tỉ mỉ,… đặc biệt giúp trẻ rèn luyện tính tập trung, cẩn thận khi sử dụng các vật dụng bằng sành, sứ. Với các bộ giáo cụ liên quan đến nước trẻ được tiếp xúc với nước, tự biết cách dọn dẹp khi có nước đổ, cách chuyển nước, cách đánh răng, cắm hoa trang trí lớp học,…
- Góc ngôn ngữ (2 bộ): Trẻ sẽ được làm quen với thao tác cầm bút, tập đồ theo các đường nét cơ bản của Tiếng việt từ đó làm tiền đề cho hoạt động tập đồ và viết ở lớp Montessori khi làm quen với các bảng chữ cái Tiếng việt. Trẻ gọi tên, phân biệt màu sắc và có thể bày tỏ nhu cầu, sở thích của bản thân dưới sự gợi ý của giáo viên.
- Góc toán(4 bộ) : Trẻ sẽ được làm quen với việc đếm tuyến tính, nhận biết mặt số, ghép số và lượng tương ứng( trong phạm vi từ 0-10).
- Góc động- thực vật( 6 bộ): Các bộ lắp ghép với chủ đề về động vật, thực vật giúp trẻ rèn luyện được khả năng định vị, nhận biết các bộ phận của các con vật: ngựa, rùa, cá,… và các bộ phận của cây, bông hoa. Trẻ thực hiện một cách thuần thục và có thể làm quen với chữ cái khi thao tác với photocard.
- Góc địa lý (3 bộ): trẻ sẽ được làm quen với quả địa cầu, sờ và cảm nhận đất, đại dương. Trẻ sờ, cảm nhận, định vị, ghi nhớ vị trí và đặc điểm của các hành tinh trong hệ mặt trời.
Khi kinh tế phát triển, hệ thống ngành nghề, công ăn việc làm sẽ thay đổi theo. Để đối diện với những rủi ro ấy, đòi hỏi con người tương lai phải thật sự bản lĩnh, và vững vàng ý chí . Vậy làm thế nào để trẻ mầm non hiện tại trở thành những con người có đầy đủ những tố chất như trên là vấn đề hết sức quan trọng ngay tại thời điểm này. Bởi giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi chính là giai đoạn định hình nhân cách cho một con người nhẹ nhàng và bền vững nhất. Đây là giai đoạn “đúc nền móng bê tông” về nhân cách. Nếu “nền móng” được xây đắp cẩn thận, đúng vật liệu, đúng liều lượng thì nhân cách này sẽ tồn tại mãi mãi đến khi trẻ trưởng thành và về già. Qua khỏi giai đoạn 6 tuổi, việc hình thành nhân cách cho trẻ trở nên khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.
Một người có nhân cách tốt (bao gồm cả giá trị, thói quen, thái độ và hệ thống kỹ năng mềm), khả năng thành công có thể lên đến 80%. Phần 20% còn lại sẽ do kiến thức chuyên môn quyết định. Như vậy, ngay từ lứa tuổi mầm non, nếu trẻ được chuẩn bị đầy đủ về NHÂN CÁCH – TRÍ TUỆ – THẾ CHẤT – THÁI ĐỘ – KỸ NĂNG thì khi lớn lên, cho dù nền kinh tế xã hội có đổi thay như thế nào, con người ấy cũng sẽ dễ dàng thích nghi và tìm thấy rất nhiều cơ hội trong những thử thách để hạnh phúc và thành công.
Hệ thống trường mầm non Clover Montessori nghiêm túc cam kết sẽ là nơi để “THIÊN TƯ của các bé PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN”, cũng là nơi “đúc nền móng bê tông” cho trẻ về NHÂN CÁCH – TRÍ TUỆ – THỂ CHẤT – THÁI ĐỘ – KỸ NĂNG” để giúp trẻ trở thành một con người bản lĩnh, mạnh mẽ và có ý chí trong tương lai. Đây là điểm khác biệt rất lớn khi nói về một em bé Montessori và một em bé không phải Montessori lúc trưởng thành. Điều này đã được kiểm chứng trong hơn 100 năm qua trên toàn thế giới.
Chúng tôi rất hân hạnh chào đón Quý Phụ huynh và gia đình đến tham quan và tìm hiểu môi trường học tập TUYỆT VỜI dành cho con em của Quý vị. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một ngôi trường THÚ VỊ, xứng đáng để Quý Phụ huynh trao trọn niềm tin .
- “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau!” Clover chọn đồng hành cùng tuổi thơ hạnh phúc và bình an của bé. Muốn đi xa cùng nhau, chắc chắn phải tin-yêu-hiểu, phải dành cho nhau trọn tấm chân tình! Clover chọn lộ trình đường dài nhưng mang lại giá trị bền vững nhất.
- “Giáo dục đối với trẻ nhỏ không nhắm tới việc chuẩn bị cho trẻ tới trường, mà chuẩn bị cho cuộc đời.” (Th.s Maria Montessori).
Thay mặt nhà trường, trân trọng cảm ơn Quý phụ huynh đã dành sự quan tâm và lựa chọn môi trường học tập tại CLOVER MONTESSORI!