fbpx

TẠI SAO TRẺ HIẾU ĐỘNG CẦN ĐƯỢC HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI?

Phương pháp giáo dục Montessori hỗ trợ tất cả trẻ em học tập, vui chơi theo sở thích. Do đó các bé có năng khiếu đặc biệt hoàn toàn phù hợp để phát huy tiềm năng của mình. Các hoạt động trải nghiệm, lĩnh vực học tập đa dạng, hấp dẫn là công cụ học tập hữu ích để trẻ thoải mái tư duy, sáng tạo đạt được sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh việc tự học, trẻ còn có điều kiện học hỏi từ các bạn ở nhiều lứa tuổi với nhiều khả năng khác nhau tạo cùng tiến bộ.
 
Phương pháp giáo dục Montessori với triết lý đặc trưng là sự tôn trọng trẻ
 
Phương pháp giáo dục Montessori được đặt theo tên của Tiến sĩ – Bác sĩ – Nhà giáo dục Maria Montessori. Bà vừa là nhà trị liệu đồng thời là nhà giáo dục người Ý. Bà Maria Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào năm 1897, sau khi tham dự khóa học giáo dục tại trường Đại học Rome và nghiên cứu các thuyết giáo dục hai trăm năm trước đó. Năm 1907, Bà mở lớp học đầu tiên của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi Nhà Trẻ Thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Cuối đời bà Maria sang Mỹ và con trai bà ở đây đã hệ thống lại và sau này thành lập các tổ chức Montessori. Các quy chuẩn, triết lý, cách hướng dẫn giáo cụ được đưa ra dựa trên nghiên cứu của bà.
 
Vậy đối với trẻ hiếu động thì sao, phương pháp giáo dục Montessori sẽ giúp gì được và mang lại lợi ích gì cho trẻ? Trước hết, chúng ta hãy cũng tìm hiểu vài nét về đặc trưng của trẻ hiếu động.
 
Trẻ quá hiếu động là những trẻ có mức độ hoạt động thể chất và tinh thần vượt quá mức bình thường so với trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ có thể biểu hiện hiếu động ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
 
  • Hiếu động về thể chất: Trẻ thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, quậy phá, không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, dễ bị kích động,…
  • Hiếu động về tinh thần: Trẻ thường xuyên nói nhiều, không tập trung chú ý, dễ bị phân tâm, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức,…

Trẻ hiếu động gặp khá nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt

 

Trẻ quá hiếu động có thể gặp một số khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như:

 
  • Khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè: Trẻ có thể bị bạn bè xa lánh, trêu chọc hoặc bắt nạt.
  • Khó khăn trong việc học tập: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, tiếp thu kiến thức,…
  • Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi: Trẻ có thể dễ dàng nổi nóng, gây gổ,…
 
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hiếu động quá độ ở trẻ, bao gồm:
 
  • Yếu tố di truyền: Chứng hiếu động quá độ có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Yếu tố môi trường: Trẻ em sinh sống trong môi trường quá ồn ào, kích thích có thể dễ bị hiếu động hơn.
  • Yếu tố bệnh lý: Một số bệnh lý, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn tự kỷ,… có thể gây ra chứng hiếu động quá độ.
 
Nếu trẻ có biểu hiện quá hiếu động, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu trẻ không mắc các bệnh lý, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ kiểm soát hành vi:
 
  • Tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, yên tĩnh.
  • Lập ra một lịch trình sinh hoạt và học tập cụ thể cho trẻ.
  • Tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động thể chất.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể.
  • Hình thành cho trẻ thói quen tự kiểm soát bản thân.
 
Chính vì những biện pháp được chuyên môn đề xuất như vậy cho thấy trẻ hiếu động cần được học theo phương pháp Montessori bởi những đặc trưng vượt trội của phương pháp đối với trẻ:
 

1. Tập trung phát triển khả năng thực hành và độc lập

 
Montessori có nhiều bài học thực hành cuộc sống tập trung vào thế mạnh của từng đứa trẻ, trẻ tự định hướng việc học tập dưới sự giúp đỡ của các công cụ thiết kế tỉ mỉ. Trẻ tham gia và các bài học, hoạt động và tiếp xúc với học cụ được xây dựng riêng dựa trên khả năng để rèn luyện tính tự lập. 
 
Khác hoàn toàn với các lớp học truyền thống, môi trường Montessori cho phép trẻ làm việc, phát triển và học hỏi theo tốc độ cá nhân. Lớp học giống như phòng học, vui chơi được chuẩn bị sẵn sàng nhiều giáo cụ, bé được phát triển khả năng tập trung, phối hợp nhiều giác quan, luyện tập thực hành. Bài học thực hành cuộc sống từ sớm giúp trẻ độc lập, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn. 
 

2. Khuyến khích tinh thần tự học

 
Phương pháp Montessori khuyến khích tinh thần tự học, tạo dựng niềm yêu thích học tập ở trẻ. Chúng ta dễ nhận thấy tác động lâu dài của phương pháp này là tạo dựng cho trẻ trí tò mò về thế giới xung quanh, khát khao tìm hiểu, khám phá. Từ đó tinh thần tự học, yêu thích học tập phát triển khiến quá trình học là quá trình thú vị chứ không phải là gánh nặng. Đây chính là động lực thúc đẩy quá trình học tập tại các cấp học tiếp theo của trẻ. 
 

3. Phát triển trí thông minh, phát hiện tài năng sớm

 
Montessori tập trung khai thác tiềm năng của trẻ, tác động tích cực tới tư duy, trí não. Từ đó khơi gợi tiềm năng học tập, sự chủ động, sáng tạo và tìm tòi trong quá trình học tập, vui chơi. Điều này giúp trẻ sớm bộc lộ khả năng một cách rõ rệt, tạo điều kiện cho cha mẹ phát hiện và kịp thời bồi dưỡng phát triển trong tương lai. 
 
Các chủ đề giáo dục đa dạng tập trung vào 5 lĩnh vực cốt lõi là thực hành cuộc sống, giác quan, toán học, ngôn ngữ và văn hóa làm phong phú sự hiểu biết cho trẻ. Trẻ sớm hình thành góc nhìn nhân sinh quan độc đáo. 
 
Trẻ vui vẻ, hạnh phúc và chủ động học tập khi được tôn trọng
 

4. Phát triển trí nhớ

 
Montessori tạo điều kiện cho trẻ nâng cao khả năng tư duy và phát triển trí nhớ thông qua việc tìm tòi, khám phá thế giới. Khi trẻ tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo dựa trên thực tế trẻ sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.
 

5. Phát triển nhân cách 

 
Quá trình học cách tự chăm sóc mình, chăm sóc yêu thương những người xung quanh, yêu môi trường tạo điều kiện cho trẻ phát triển về nhân cách. Ngay từ nhỏ trẻ đã hình thành tính cách nhân ái và tự chủ. 
 

6. Nâng cao khả năng tương tác

 
Với đặc trưng là lớp học trộn lẫn lứa tuổi, phương pháp giáo dục Montessori giúp trẻ nâng cao khả năng tương tác, cho phép trẻ học hỏi, chia sẻ cùng nhau, phát triển kỹ năng sống hòa đồng như một xã hội thu nhỏ. 
 

7. Đáp ứng môi trường giáo dục đặc biệt

 
Một trong những ưu điểm không thể không nhắc đến của Montessori là đáp ứng môi trường giáo dục đặc biệt. Những trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ không còn chịu áp lực lớn để theo kịp các bạn trong, bé sẽ được phát triển với tốc độ và khả năng của riêng mình. Nhưng vẫn có những mối liên hệ chặt chẽ với các bạn trong lớp học, hình thành môi trường ổn định, an toàn cho trẻ học tập.
 
Cha mẹ cần kiên nhẫn và hiểu biết với trẻ. Trẻ hiếu động thường có nhu cầu được vận động và khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ cần tạo cho trẻ môi trường và điều kiện phù hợp để trẻ phát triển một cách toàn diện.
 
– Cô Hồ Thị Như Khuyến – Giáo viên Montessori Cơ sở Thủ Đức –
 
***
 
Clover Montessori là ngôi trường mầm non chú trọng vào bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ vượt bậc, tăng cường khả năng tập trung, rèn tính tự lập và tự tin cho trẻ.